Thứ bảy, 20/04/2024 03:17 (GMT+7)

MC - không chỉ nói

TS.LS Đồng Xuân Thụ -  Thứ hai, 05/12/2022 15:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

MC (người dẫn chương trình) được đề cập trong bài viết này chủ yếu là trên truyền hình mà không nói đến các sinh hoạt khác như trên các sân khấu, hội nghị, tiệc cưới, liên hoan, gặp mặt...

Hiện nay, các chương trình trên các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương ngày càng phong phú và có khuynh hướng gần gũi với đời sống. Truyền hình thực tế, truyền hình trực tiếp, các cuộc giao lưu giữa nhân vật với khán giả…đã nở rộ, thay thế dần các chương trình chỉ đơn giản là phóng viên giới thiệu rồi bình luận các vấn đề. Đây là một khuynh hướng cần thiết, đã làm cho nhiều chương trình trở nên hữu ích, hấp dẫn người xem. Cũng chính vì vậy mà đội ngũ MC – những người làm công việc dẫn dắt chương trình - càng trở nên cần thiết, đóng vai trò quan trọng.

tm-img-alt
Người dẫn chương trình chuyên nghiệp. Ảnh minh họa. ITN

Ai cũng dễ dàng thấy MC là người dẫn dắt, bắc cầu nối giữa nhân vật, sự kiện với khán giả. Họ làm tăng sức hút hoặc ngược lại, khiến người xem giảm sút hứng thú khi xem một chương trình nào đó. Hiện nay, đang có hàng trăm người làm công việc này ở tất cả các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương.

Bên cạnh số ít người ăn lương ở các Đài truyền hình thì số đông hơn là các cộng tác viên. Số này là các văn nghệ sỹ, hoa hậu, người mẫu, diễn viên ca nhạc, sân khấu, điện ảnh… Có cả người không nằm trong các thành phần trên nhưng có hình thức, nói năng linh hoạt, tự tin nên cũng được mời vào vai. 

Dù chuyên làm nghề hay chỉ cộng tác “tay trái” nhưng nhìn chung, MC ở nước ta còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự có sức thuyết phục. Số MC gây được ấn tượng độc đáo, thú vị còn quá ít so với số mới chỉ làm được việc đơn thuần là giới thiệu nhân vật, sự kiện đến với khán giả.

Phần nhiều MC chỉ có thể gọi được là các hoạt náo viên. Họ dễ tạo nên được sự vui vẻ, náo nhiệt trong khán phòng hơn là gây được không khí trang trọng, càng ít sở trường với những chương trình cần sự uy nghiêm hoặc lắng đọng, cảm động. 

Dễ thấy là những chương trình vui vẻ, trẻ trung phù hợp với lớp trẻ thì họ hoàn thành được nhiệm vụ. 

Nhưng những chương trình ví như nói đến thương binh, liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng hay nhắc đến những đau thương, mất mát trong quá khứ thì các MC đã không tạo nên được không khí cảm động, lắng sâu cần thiết.

Sở dĩ như vậy là vì gần như tất cả các MC hiện nay đều thuộc thế hệ trẻ mà rất ít người cao niên, mặc dù có nhiều chương trình MC trẻ sẽ khó có điều kiện đảm đương tốt so với người nhiều tuổi hơn. Xem các đài truyền hình trên thế giới thì thấy rất nhiều MC không còn trẻ.

Sự từng trải, giàu vốn sống, tri thức và kinh nghiệm cuộc đời sẽ khiến họ đảm đương nhiều vai trò dẫn dắt những chương trình sâu sắc, giàu hàm lượng tư tưởng, tình cảm hơn hẳn các bạn trẻ, nhất là nhân vật, sự kiện thuộc cùng thế hệ với họ.

Có một thực tế là dường như các MC ở nước ta quan niệm nghề dẫn chương trình là nói giỏi, giảo hoạt, lưu loát, không vấp váp, không bí từ ngữ để diễn tả mọi ý nghĩ của mình. Đương nhiên không sai và ai có những ưu thế đó thì sẽ rất thuận lợi trong công việc.

Nhưng không chỉ như vậy mà cái còn quan trọng, cần thiết hơn là sự nhạy cảm, khả năng ứng xử giỏi và một sự hiểu biết cần thiết đủ để thẩm thấu chương trình mình dẫn dắt.

Người xem dễ dàng nhận ra những yếu tố này ở các MC hiện nay còn hạn chế. Vậy nên không ít lần MC đặt ra những câu hỏi cho khách hoặc là ngây ngô, hoặc là khiến họ khó trả lời.

Ví như có lần, một MC đã hỏi một nữ đại biểu từ Nam Bộ ra Hà Nội dự một hội nghị : “- Lần đầu tiên, chị xa nhà cả tuần, có thấy nhớ ông xã ?” Đại biểu có chút lúng túng rồi trả lời : “-Chắc cũng như chị thôi”. Quả là một câu trả lời hay dù nhân vật chỉ là không thể nói gì khác.

Một điều không thể không nói là nhiều MC có khuynh hướng nói quá nhiều, lấn át cả nhân vật chính. Cần hiểu rõ : Người xem cần nghe nhân vật bộc lộ chứ không muốn nghe MC nói nhiều. Vai trò này chỉ để dẫn dắt, “bắc cầu” giữa họ và nhân vật. Như là muốn mình cũng nổi bật, không bị chìm bên cạnh nhân vật mà họ cứ lấn lướt nhiều khi khá lố.

Họ không biết rằng một MC giỏi là phải làm sao để cuối cùng khán giả thích thú, nhớ mãi chương trình. Sự thích bộc lộ, lấn lướt của họ đã phản tác dụng, làm cho chương trình trở nên nhạt khiến khán giả không hào hứng theo dõi. Như vậy là chính các MC đã tự làm hại mình.

Mới hay MC đâu chỉ thuần túy là nói năng trôi chảy mà phải có một trình độ hiểu biết cần thiết và cách ứng xử chuẩn xác, có văn hóa./. 

Bạn đang đọc bài viết MC - không chỉ nói. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...