Thứ sáu, 29/03/2024 05:15 (GMT+7)

Miền Trung: Nghiên cứu công nghệ cứu nguồn nước ngầm bị xâm mặn

MTĐT -  Thứ ba, 20/12/2016 16:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) - Không chỉ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mà ngay cả các tỉnh dọc miền Trung cũng đang có dấu hiệu bị xâm nhập mặn. Để đánh giá được thực trạng xâm nhập mặn, mức độ dễ bị tổn thương của các tầng chứa nước ven biển miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng, vừa qua, Bộ TN&MT đã đưa công trình: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu; ứng dụng thí điểm cho công trình cụ thể trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” vào thực hiện.

Nước ngọt dần khan hiếm

Nước ngọt là nguồn tài nguyên khan hiếm. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, chỉ có 2,5% tổng lượng nước trên Trái Đất là nước ngọt, phần còn lại là nước mặn. Nguồn nước ngọt lớn nhất nằm dưới lòng đất và một phần nước mặt nằm rải rác ở nhiều khu vực trên thế giới. Nước ngầm được sử dụng rộng rãi để bổ sung cho nguồn nước mặt nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng. Tuy vậy, một trong những vấn đề đối với hệ thống nước ngầm ở những vùng ven biển chính là xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt. Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới lòng đất ở các tầng chứa nước ven biển do cả hai quá trình tự nhiên và con người gây ra.

Ở khu vực miền Trung Việt Nam bao gồm dải ven biển Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị có đặc trưng bởi các hệ đầm phá lớn nhất Việt Nam cũng sẽ bị tổn thương nặng khi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Vùng đất ngập nước đầm phá dải ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận với tổng diện tích khoảng 447,7 km2, các đầm phá đang được quản lý và khai thác không hợp lý nên nhiều đầm đang bị suy thoái.

Chính vì vậy, theo Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ NN&PTNT: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.

Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền địa phương, vấn đề này đã được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ, khai thác nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển, những nguyên nhân này đang làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.

Tìm giải pháp cứu nguồn nước ngầm

Để tìm giải pháp khoa học “ứng cứu” nguồn nước ngọt ngầm ven biển miền Trung, khu vực đang chịu xâm mặn và hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô, Đề tài nghiên cứu khoa học sẽ đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp khoa học, công nghệ hạn chế xâm nhập mặn đối với các tầng chứa nước ven biển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Đồng thời, khi hoàn thiện, công trình sẽ được áp dụng kết quả nghiên cứu  cho công trình cụ thể ngoài thực tế (thiết kế và/hoặc thi công). Đồng thời, đưa ra Báo cáo đánh giá thực trạng xâm nhập mặn của các tầng chứa nước ven biển miền Trung: Thực trạng quản lý, khai thác; thực trạng suy giảm nguồn nước tại các tầng chứa nước.

Đề tài nghiên cứu khoa học cũng sẽ hệ thống lại để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của các tầng chứa nước dưới đất ven biển miền Trung trong điều kiện biến đổi khí hậu; nguyên nhân, tồn tại, hạn chế trong việc bảo vệ, quản lý và khai thác các tầng chứa nước ngầm. Ngoài ra, đề tài cũng sẽ xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá xâm nhập mặn và tính dễ bị tổn thương của các tầng chứa nước ven biển do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng;  Cơ sở dữ liệu GIS về mức độ tổn thương của các tầng chứa nước,  về cảnh báo nguy cơ nhiễm mặn nước dưới đất, đề xuất Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất cho toàn bộ khu vực nghiên cứu và tại một số khu vực trọng điểm.

Minh Thư/Báo Tài nguyên Môi trường

Bạn đang đọc bài viết Miền Trung: Nghiên cứu công nghệ cứu nguồn nước ngầm bị xâm mặn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.