Thứ sáu, 19/04/2024 17:59 (GMT+7)

Mở cánh cửa cho nông nghiệp hiện đại

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ ba, 21/12/2021 14:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chuyển đổi số là “chìa khóa” mở “cánh của” cho nông nghiệp hiện đại và là điều kiện bắt buộc để nông nghiệp Việt Nam tham gia thị trường thế giới.

Chuyển đổi số trong lĩnh vục nông nghiệp phải bắt đầu từ nông dân và những năm qua đã có hàng trăm mô hình ứng dụng công nghệ số do nông dân làm chủ được hình thành, mang lại liệu quả, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội.

          Yếutố then chốt để nâng cao hiệu quả

          Anh Lê Ngọc Hoàng (thôn cổ Trâu, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) cho biết: “Năm 2020, tôi mua một chiếc máy bay không người lái chuyên phun thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học cho diện tích 7 mẫu đất với 500 gốc bưỏi, 300 gốc nhãn, 100 gốc ổi và ao thả cá. Nếu truớc đây phải thuê 14-15 nhân công lao động đế làm việc này thì nay trong 2 giờ, máy bay đã phun xong toàn bộ”. Việc này góp phần giúp mỗi năm gia đình anh Hoàng thu tiền tỷ nông nghiệp...

          Tương tự, mô hỉnh sản xuất rau quả sạch tại  hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Son (huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) cũng là một điển hình về ứng dụng công nghệ số. Giám đốc  hợp tác xã  Hoàng Văn Thắm thông tin:  hợp tác xã đã lắp đặt hệ thống trạm thời tiết thông minh i.Mentos 3.3 A-G nhằm cập nhật tình hình sâu bệnh, dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió,  lượng mưa... Cùng với đó,  hợp tác xã lắp đặt 10 camera tại đồng ruộng, kết nối với máy tính, điện thoại thông minh giúp Ban Giám đốc dù ở bất kỳ đâu cũng có thể quản lý và vận hành hệ thống. Toàn bộ diện tích trồng rau của hợp tác xã được phủ màn hạn chế cỏ dại, bón phân theo định mức và hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Israel nên năng suất tăng, giảm chi phí sản xuất.

          Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất đang được nông dân sử dụng để giải bài toán năng suất, chất lượng và giá trị. Theo Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân, Việt Nam, Lượng Quốc Đoàn, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là yếu tố then chỗt giúp nông dân, trang trại,  hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phấm; tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp...

          “Tính đến tháng 11-2021, có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành phố được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa vào các sàn thương mại điện tử.”ông Lượng Quốc Đoàn cho biết thêm.

          Còn Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Dương Thị Hằng cho biết, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, hằng năm, Hội Nông dân thành phố đều tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ, trong đó có công nghệ số. Giai đoạn 2015-2020 đã có 3.200 hộ nông dân tại Hà Nội đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ.

          Tạo nguồn lc thúc đẩy nông nghiệp số

          Chuyện nông dân tiếp cận công nghệ số không mới, số lượng nông dân đã và đang ứng dụng công nghệ số trong sản xuất ngày một tăng, tuy nhiện số đó còn rất nhỏ so với 9,1 triệu nông dân cả nước. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân: Trình độ công nghệ chung thấp; số doanh nghiệp tiếp cận công nghệ số chưa nhiều, chưa mang tính phổ biến; đầu tư cho nghiện cứu và phát triển khoa học công nghệ chưa hiệu quả; đào tạo nguồn nhân lực cũng đang là vấn đề... “Trình độ công nghệ của chứng ta ở mức trung bình, hạ tầng số hóa chưa được đầu tư đứng mức, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa..Tiến sĩ Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) nhận định.

          Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thông tin: Nông sản Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Đây là lượng số liệu, dữ liệu lớn, đòi hỏi phải số hóa để tạo nền tảng vững chắc tham gia thị trường thế giới.

          Còn theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng, ngày 3-6-2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" và các bộ, ngành đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động. Đây là cơ sở để ngành Nông nghiệp đưa ứng dụng công nghệ số đến với nông dân.

          Để thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, Tiến sĩ Trần Công Thắng đề xuất, Nhà nước cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về nông nghiệp; xác định các công nghệ số ưu tiên và các lĩnh vực ưu tiên phát triển trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Dương Thị Hằng thông tin, Hội Nông dân thành phố sẽ tiếp tục đóng vai trò cầu nỗi để người sản xuất nông nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại. Từ thực tế sản xuất, Chủ tịch Hội Nông dân huyện ứng Hòa Phạm Văn Hoạch mong muốn, Nhà nước cần có chính sách đào tạo nông dân tiếp cận công nghệ số, xây dựng chương trình và mục tiêu để các địa phương phấn đấu thực hiện.

          Xác định tính chủ thể xuyên suốt của quá trình chuyển đổi số là người nông dân, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân, các bộ, ngành triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của người nông dân; đồng thời, đưa ra những đề xuất, sáng kiến, kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ để có kế hoạch, chương trình cụ thể, hành động vì một nền nông nghiệp số với những người nông dân số.

          Hà Nội phát triển giống bò BBB cho hiệu quả cao

          Từ năm 2012, Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội đã được UBND thành phố Hà Nội giao thực hiện dự án phát triển giống bò thịt BBB. Đến thời điểm hiện tại, dự án đã lai tạo được trên 240.000 bê lai Fl BBB chất lượng cao, tăng năng suất đàn bò thịt lai tạo so vơi các giống lai trước đây 25-30%, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cho nông hộ, tạo ra hơn 120.000 tấn thịt bò hơi Fl BBB chất lượng cao cung ứng cho nhu cầu tiểu dùng của Hà Nội.

          Về giá trị, sản lượng do đàn bò Fl BBB sản xuất ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng; trị gia tăng so với giống bò thịt khác cùng thời điểm là 2.400 tỷ đồng. Về chất lượng, thịt bò F1 BBB có màu sắc đỏ hồng, mùi thơm gây đặc trung thịt bò, thớ thịt mềm, có độ đàn hồi khi ấn bằng tay. Đánh giá qua kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng thịt của Viện Dinh dưỡng quốc gia có thể thấy, thịt bò Fl BBB đạt chất lượng cao hơn các loại bò thịt khác kể cả bò thịt nhập khẩu từ Australia, Mỹ. Đặc biệt, một số chỉ tiêu, tính trạng quan trọng trong thành phần dinh dưỡng chất lượng thịt như protein, năng lượng, béo hòa tan, omega3, Zn, Fe... thịt bò F1 BBB đều đạt cao hơn các loại thịt bò khác.

          Hiện Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi bò thịt, chuyển giao cho nông hộ, xây dụng vùng chuyên canh chăn nuôi bò thịt tại Hà Nội và các tỉnh phụ cận làm nguồn cung cấp bò thịt chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt bò trong nước với sản phẩm thịt bò nhập khẩu; Cùng với đó, công ty cung cấp con giống, tinh bò cao sản, các dịch vụ liên quan đến chăn nuôi bò thịt BBB cho nông dân, làm dịch vụ cầu nối giữa người chăn nuôi và các công ty thực phẩm để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm bò thịt Fl BBB.

          Nhờ chăn nuôi bò thịt BBB, nhiều hộ nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã vươn lên làm giàu, hình thành những trang trại chăn nuôi lớn. Đến thời điểm hiện tại, dự án đã đưa chăn nưôi bò thịt BBB trở thành nghề mang tính sản xuất hàng hóa tại các vùng nông thôn, tạo hiệu quả kinh tế cao.

          Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước lai tạo, phát triển thành công giống bò Fl BBB bảo đảm chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm nhập khẩu và giúp người chăn nuôi tăng thu nhập. Công ty được thành phố cho phép xây dựng trung tâm sản xuẫt tinh bò chất lượng cao nhằm chủ động nguồn tinh cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Việc nhập nội bò đực giống BBB thuần chủng chăm sóc, nuôi dưỡng và sản xuất tinh thành công tại công ty giúp công tác lai tạo giống bò BBB tại Hà Nội cũng như các địa phương trong cả nước tiết kiệm được khoảng 70% chi phí so với trước đây phải sử dụng tinh bò BBB nhập khẩu. Mặt khác, tinh bò BBB tuy sản xuất trong nước nhưng con giống, dây chuyền thiêt bị và công nghệ hoàn toàn được nhập và áp dụng từ châu Âu, do vậy, về chất lượng sản phẩm liều tinh tốt tương đương tinh nhập ngoại.

          Đánh giá hiệu quả của dự án, Bộ NN&PTNT khẳng định, việc phát triển chăn nuôi bò thịt là xu hướng phát triển tất yếu. Theo đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, đàn bò cái sinh sản được thụ tinh nhân tạo lên đến 90% tổng đàn, trong đó, lai tạo giống bò cao sản chiếm 45%. Cùng với quy hoạch vùng trọng điểm phát triển chăn nuôi bò thịt, Hà Nội cũng đang từng bước xây dựng thương hiệu “Thịt bò Hà Nội” nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm bò thịt chất lượng cao của thành phố, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

          Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ để tái cơcu ngành thủy sản

          UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 291/KH-UBND (ngày 17-12- 2021) về ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.

          Kế hoạch xác định mục tiêu hằng năm, thành phố sẽ tổ chức 2-3 diễn đàn, hội thảo để phổ biến, giới thiệu các kết quả nghiện cứu mới, các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản; tổ chức 8-10 lớp tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, kỹ năng để ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nuôi trong thuỷ sản với các đối tượng thuỷ sản chủ lực, đặc sản của thành phố…

          Kế hoạch cũng đề ra 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, gồm: Gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và thực tế; ứng dụng và đánh giá tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất; hỗ trợ sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản; xây dựng hệ thống thông tin khoa học công nghệ, phát triển thị trường khoa học công nghệ.

          Nhân dân Ba Vì hiến 7.034m2 đất để xây dựng nông thôn mi

          Năm 2021, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dụng nông thôn mới, cùng với các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, huyện Ba Vì tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công, nguồn lực để xây dụng nông thôn mới.

          Theo đó, nhân dân huyện Ba Vì đã hiến 7.034m2 đất và 4.750 ngày công lao động, 642m tường bao, đóng góp tiền mặt 6,25 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Những đóng góp của giao thông nông thôn, đường làng, ngõ xóm; đường nội đồng; sửa chữa, xây mới các công trình trường học; một số công trình khác tiếp tục được hoàn thiện để đạt tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Đến nay, Ba Vì đã hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2021, dự kiến có 9/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 30 xã (đạt 100% số xã trên toàn huyện) và hoàn thành mục tiêu 1 xã đạt nông thôn mới nâng cao.

          Sơn Tây chấm điểm 44 sản phẩmđạt OCOP 4 sao

          Phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây cho biết, năm 2021, thị xã có 44 sản phẩm tham gia đánh giá, nhân hạng sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), như: Bộ trang sức sơn mài, bộ hộp khảm trai sơn mài giả cổ, ngựa gỗ tuổi thơ... (Công ty TNHH DOLA Việt Nam, phường Trung Hưng); bánh tẻ Phú Nhi Hùng Vân (hộ kinh doanh Nguyễn Xuân Hùng, phường Phú Thịnh); giò gà, chả lợn (hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Thành, phường Quang Trung); đĩa kính nghệ thuật kho lớn, bộ tranh tố nữ, tranh điêu khắc ánh sáng... (hộ kinh doanh Bùi Thị Hải Hà, phường Trung Sơn Trầm); nấm đông trùng hạ thảo tươi Hanoibiotech, nấm đông trùng hạ thảo khô Hanoibiotech (Ngọc Linh Biotech, phường Xuân Khanh); sâm tươi, trà hoa sâm, trà sâm (hợp tác xã Nông nghiệp CNC Phúc Lâm, xã Thanh Mỹ)...

          Các sản phẩm đã được cơ quan chức năng thị xã thẩm định hồ sơ, chấm điểm dựa theo các tiêu chí: Sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; chất  lượng sản phẩm... và 100% số sản phẩm đều đạt chất lượng 4 sao.

          Tạo phương thức mới

          Muốn phát triền một nển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp thông minh, điều kiện đầu tiên cần có là hệ thống cơ sở dữ liệu vệ đất đai, môi trường, thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, thương mại điện tử, thị trường... Muốn nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế bên cạnh chất lượng cần minh bạch dữ liệu, thông tin sản phẩm. Do vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là đòi hỏi từ thực tế, là điều kiện bắt buộc trong "sân chơi" mở của thời hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đây còn là động lực để xây dụng nền nông nghiệp thông minh với những người nông dân có trình độ công nghệ, từ đó, tạo ra những phương thức sản xuất, kinh doanh mới.

          Những năm gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, quản lý nguyên liệu và đã mang lại hiệu quả rõ nét như tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận... Đây cũng chính là giải pháp hữu hiệu để khắc phục điểm yếu cố hữu của nông nghiệp nước nhà là sản xuất nhổ lẻ, manh mún và thiếu liên kết.

          Tuy nhiên, kết quả này chủ yếu từ nỗ lực tự thân, riêng lẻ của các doanh nghiệp,  hợp tác xã, chủ trang trại. Thực tế, chúng ta chưa có cách tiếp cận đúng nghĩa của chuyển đối số; do vậy, chưa có nền tảng số, chuỗi kết nối số toàn diện, nên không chỉ thiếu cơ sở dữ liệu cho sản xuất mà còn thiếu sự kết nối, chia sẻ thông tin trong quá trình sản xuất, quản lý cũng như vấn đề kho bãi, thương mại nông sản...

          Nguyên nhân của thực trạng nêu trên rất nhiều, nhưng tựu trung, theo các chuyên gia kinh tế nông nghiệp là trình độ công nghệ chung vẫn ở mức thấp, hạ tầng số hóa chưa theo kịp nhu cầu phát triển... Và hoàn toàn có thể nói rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp không thể tách rời với chính quyền nông thôn số và cộng đồng nông thôn số. Vậy, đâu là giải pháp để thúc đấy mạnh mẽ chuyển đổi số trong nông nghiệp?

          Trước hết như trên đã nói, nông nghiệp không thể đứng độc lập trong tiến trình chuyển đổi số. Muốn có thành công, tất cả phải cùng làm, nhưng chuyển đổi số trong nông nghiệp phải bắt đầu từ người nông dân. Do vậy, các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin, trang bị cho người nông dân những kiến thức cần thiết về chuyển đổi số để họ tự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, qua đó tự nguyện tham gia tiến trình chuyển đối số với phương thức phù  hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Nói cách khác, nông dân số là yếu tố cốt lõi của chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

          Tiếp đến là các chính sách, cơ chế khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp,  hợp tác xã tích cực nhập cuộc trong chuyển đổi số. Các chủ thể này cần khẳng định vai trò tiên phong và là đầu tàu, chủ động trong việc thiết lập các ứng dụng số cho chuỗi liên kết,  hợp tác; tạo lập các  hợp đồng kinh tế thông minh, bền vững với người nông dân; dẫn dắt người nông dân tham gia tiến trình chuyển đổi số. Cùng với đó là hình thành các doanh nghiệp số để cung cấp công nghệ và tư vấn chuyển đổi số cho  hợp tác xã, người nông dân...

          Mặt khác, chuyển đổi số không dừng lại ở việc số hóa các dữ liệu mà quan trọng hơn là ứng dụng công nghệ số để tạo ra những phương thức sản xuất, kinh doanh mới trong lĩnh vực nông nghiệp - mở ra thời đại phát triển mới của nông nghiệp thông minh. Do vậy, đây không chỉ là việc phải làm của ngành Nông nghiệp, của các doanh nghiệp,  hợp tác xã và người nông dân (dù là chủ thể), mà phải là nỗ lực chung, trách nhiệm chung của toàn xã hội. Chuyển đổi số trong nông nghiệp chỉ thành công trên nền tảng số hóa đồng bộ và tất cả cùng làm, cùng thụ hưởng thành quả.

Tài liệu tham khảo:

  1. Đỗ Minh “Mở cánh cửa cho nông nghiệp hiện đại” Báo HNM 20/12/2021.
  2. Tâm Duy "Hà Nội phát triển giống bò BBB cho hiệu quả cao".
  3. Thuý Nga “Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao KHCN để tái cơ cấu thuỷ sản ”
  4. Quỳnh Ngọc “Nhân dân Ba Vì hiến 7034m2 đất để xây dựng nông thôn mới”
  5. Trung Nguyên “Sơn Tây chấm điểm 44 sản phẩm đạt OCOP 4 sao”
  6. Xuân Trường “Tạo phương thức mới”
Bạn đang đọc bài viết Mở cánh cửa cho nông nghiệp hiện đại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...