Thứ bảy, 20/04/2024 20:49 (GMT+7)

Mối đe dọa từ các siêu núi lửa

MTĐT -  Thứ năm, 09/09/2021 10:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà khoa học tại Đại học Curtin (Australia) thuộc nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm hiểu về một ngọn núi lửa cổ đại ở Indonesia.

Mối đe dọa từ các siêu núi lửa
Các vụ phun trào có thể xảy ra dù không có magma lỏng dưới núi lửa.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, núi lửa vẫn hoạt động và nguy hiểm trong hàng nghìn năm sau một vụ phun trào. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy, các nhà khoa học cần suy nghĩ lại về cách dự đoán những sự kiện thảm khốc tiềm tàng này.

Theo Phó Giáo sư Martin Danisik - tác giả chính của nghiên cứu, thuộc Trung tâm John de Laeter, Đại học Curtin, các siêu núi lửa thường phun trào sau khoảng thời gian hàng chục nghìn năm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không biết chuyện gì đã xảy ra trong thời gian núi lửa ngừng hoạt động.

“Hiểu biết về những khoảng thời gian không hoạt động đó sẽ xác định những gì chúng ta tìm kiếm ở các siêu núi lửa trẻ đang hoạt động. Từ đó, giúp chúng ta dự đoán các vụ phun trào trong tương lai”, Phó Giáo sư Danisik cho biết.

Cũng theo ông Danisik, siêu núi lửa phun trào là một trong những sự kiện thảm khốc nhất lịch sử Trái đất. Hiện tượng này giải phóng lượng magma khổng lồ. Chúng có thể tác động đến khí hậu toàn cầu đến mức khiến Trái đất rơi vào trạng thái “mùa đông núi lửa” - thời kỳ lạnh giá bất thường.

“Tìm hiểu cách thức hoạt động của các siêu núi lửa là rất quan trọng để hiểu được mối đe dọa trong tương lai của một vụ siêu phun trào không thể tránh khỏi, xảy ra khoảng 17.000 năm một lần”, chuyên gia này nhận định.

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về magma sau vụ phun trào của núi lửa Toba 75.000 năm trước.

“Sử dụng dữ liệu thời gian địa lý, suy luận thống kê và mô hình nhiệt, chúng tôi đã chỉ ra rằng, magma tiếp tục chảy ra bên trong miệng núi lửa, hoặc vùng lõm sâu được tạo ra bởi sự phun trào của magma, trong 5.000 - 13.000 năm sau vụ phun trào. Sau đó, lớp vỏ của magma còn sót lại đã đông đặc và bị đẩy lên trên như một chiếc mai rùa khổng lồ”, Phó Giáo sư Danisik cho biết.

Theo chuyên gia này, những phát hiện mới đã thách thức kiến thức hiện có cũng như nghiên cứu về các vụ phun trào. Bởi, các nhà khoa học thường liên tục tìm kiếm magma lỏng dưới núi lửa để đánh giá mối nguy hiểm trong tương lai.

Tuy nhiên, hiện tại, nhóm nghiên cứu nhận định, cần xem xét đến khả năng các vụ phun trào có thể xảy ra ngay cả khi không có magma lỏng bên dưới núi lửa.

Ông Danisik nhấn mạnh, việc tìm hiểu thời điểm và cách thức magma phun trào tích tụ, trạng thái của magma trước - sau vụ phun trào là vô cùng quan trọng.

Bạn đang đọc bài viết Mối đe dọa từ các siêu núi lửa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo GD&TĐ

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất