Thứ sáu, 26/04/2024 02:24 (GMT+7)

Mối nguy to từ… viên pin nhỏ

MTĐT -  Thứ năm, 28/04/2022 15:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Có mấy ai trong chúng ta chú ý phân loại để riêng pin thải ra khi vứt rác, hay tặc lưỡi một cái là vứt chung vào các loại rác thông thường.

Viên pin nhỏ đang chiếm vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hãy thử điểm mặt có bao nhiêu thứ dùng đến pin quanh ta. Dễ dàng nhận ra rằng chỗ nào cũng có mặt của pin. Pin cúc của đồng hồ đeo trên tay, pin trong túi quần từ điện thoại, tai nghe không dây. Pin tiểu, pin đũa, pin đại, pin trung…

Xung quanh người bây giờ không biết bao nhiêu là cái điều khiển từ xa. Điều khiển tivi, quạt máy, điều hòa, đèn điện…, cân điện tử, đồng hồ treo tường. Nhà nào có trẻ em thì đủ loại đồ chơi, ô tô, máy bay, búp bê biết ca hát… tất cả đều dùng pin. Ô tô, xe máy có bình ắc quy dung tích lớn, khi xe điện phát triển thì pin thải của xe điện cũng sẽ là một vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường.

Rất nhiều loại đồ chơi cho trẻ em phải dùng tới pin.
Rất nhiều loại đồ chơi cho trẻ em phải dùng tới pin.

Có mấy ai trong chúng ta chú ý phân loại để riêng pin thải ra khi vứt rác, hay tặc lưỡi một cái là vứt chung vào các loại rác thông thường cùng suy nghĩ dù có phân loại ra thì cuối cùng vẫn dồn chung hết. Nếu không được phân loại xử lý đúng cách, chất độc trong viên pin tưởng như nhỏ bé ấy sẽ phát tán ra môi trường, hủy hoại tự nhiên, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Nhiều người biết trong pin thường có các kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (hg), kẽm (Zn), cadmium (Cd) và Asen (As) hay còn gọi là thạch tín… Đây là những chất cực độc, nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người. Pin có cả a xít nên khi phân hủy gây ăn mòn cho đồ vật chứa đựng pin như hộp nhựa, hộp kim loại, sau đó thẩm thấu ra ngoài, ngấm theo mạch nước ngầm chảy đi khắp nơi. Nếu tập trung pin thải ở các bãi rác lộ thiên, nước mưa sẽ cuốn thứ nước độc hại rỉ ra theo nước mặt chảy xuống ao hồ, sông suối rồi theo dòng chảy ra biển.

Cách xử lý với pin đến nay vẫn chỉ có hai phương pháp và cả hai đều phát sinh vấn đề: Chôn lấp, tập trung cùng với rác thông thường thì gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt. Còn tiến hành thiêu hủy thì phát sinh khói, khí độc. Luồng khí độc hại đó bay lên làm ô nhiễm bầu khí quyển, sau đó lại theo nước mưa rơi xuống hòa tan theo nước mưa tiếp tục gây ô nhiễm lần hai.

Hầu như không có thành phần nào trong viên pin thân thiện với môi trường. Chúng ta không phủ nhận được tính tất yếu, cần thiết của pin, nhưng xử lý pin thải sao cho hợp lý vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Thói quen thu gom pin thải xử lý phân loại rác từ đầu nguồn vẫn còn là khái niệm xa lạ với đa số người dân.

Nếu hít thở phải bụi có chứa Cadimi (Cd) trong pin sẽ dẫn đến các vấn đề về hệ hô hấp và thận, có thể gây tử vong. Nuốt phải một lượng nhỏ cadimi sẽ phát sinh ngộ độc tức thì và tổn thương gan, thận. Các hợp chất chứa cadimi cũng là các chất gây ung thư.

ff
Trong pin thường có các kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (hg), kẽm (Zn), cadmium (Cd) và Asen (As) hay còn gọi là thạch tín.

Cuộc sống đi lên, kinh tế phát triển, mọi người ai nấy đều được muốn sống lâu hơn, được hưởng thụ một tuổi già khỏe mạnh. Rất nhiều các hoạt động thể thao, vận động, tập luyện, chế độ ăn uống, các loại thực phẩm chức năng được nghiên cứu, áp dụng và thực hành nhằm mục đích nâng cao sức khỏe con người. Thế nhưng con người lại đối xử với môi trường thật tàn nhẫn, để hậu quả là bệnh tật phát sinh.

Có thể nói trong số nguyên nhân ấy, có phần bệnh tật to lớn nghiêm trọng, đến từ những viên pin thải bé nhỏ. Các chất độc hại trong pin theo nước chảy ra sông, ra biển ảnh hưởng đến các loại thủy sinh bao gồm cả hải sản. Đi vào chuỗi thức ăn của con người, chúng ta sẽ ăn cá, tôm, hải sản… còn dư lượng kim loại nặng như chì, thủy ngân…, loại kim loại mà khi vào cơ thể sẽ không có cách đào thải, thải độc ra được. Cứ ngày này qua tháng khác, dư lượng tích tụ sẽ lớn dần đến khi đủ phát bệnh thì mọi nỗ lực cứu chữa đều thất bại.

Các nhà khoa học đã tính toán lượng chất độc hại có trong một viên pin sẽ gây ô nhiễm 500 lít nước hoặc một mét khối đất trong vòng 50 năm. Chúng ta chăm lo cho con cái chu đáo, xây dựng tương lại tốt đẹp cho con cháu. Vậy mà hành động có ý nghĩa nhất với tương lai của con cháu là giữ gìn môi trường cho thế hệ kế tiếp được sạch sẽ trong lành, bản thân được thụ hưởng một tuổi già khỏe mạnh, ít bệnh tật do tác hại của môi trường thì lại chưa được coi trọng.

Những chiến dịch rầm rộ “Đừng vứt pin”, những điểm thu gom pin thải tại các siêu thị, nơi công cộng sau thời gian phát động là lại chìm vào im ắng. Nên chăng hoạt động tuyên truyền này cần được nhắc lại liên tục, dưới nhiều hình thức, các nhà quản lý xây dựng cơ chế thu gom, xử lý bài bản chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, cần có chế tài nghiêm khắc, hỗ trợ xây dựng các dây chuyền xử lý triệt để pin thải hoặc tái chế ra sản phẩm có ích. Có như vậy vấn nạn “pin thải” sẽ được hạn chế, môi trường bớt đi ô nhiễm, giữ cho ngôi nhà chung trái đất được sạch sẽ, an toàn.

Bạn đang đọc bài viết Mối nguy to từ… viên pin nhỏ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo diendandoanhnghiep.vn

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.