Thứ bảy, 20/04/2024 03:15 (GMT+7)

Môi trường biển nước ta đang ở mức ô nhiễm đáng báo động

MTĐT -  Thứ tư, 15/09/2021 09:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ô nhiễm môi trường biển là một trong những nguy cấp trên toàn thế giới. Đặc biệt ở Việt Nam, các vùng biển hiện nay ngày càng bị ô nhiễm nặng nề.

Biển và hải đảo có ở nước ta có vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ chủ quyền. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong toàn hệ thống chính trị, được cụ thể hoá trong các nghị quyết của Đảng và Chính phủ.

Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường biển hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, trước hết là do nhận thức và trách nhiệm còn kém. Tư duy phát triển xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường; coi trọng lợi ích trước mắt hơn hệ quả lâu dài. Cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý biển và hải đảo tại các địa phương chưa có sự thống nhất.

Mặt khác, các quy định pháp lý đặc biệt là các chế tài về xử phạt vi phạm trọng lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và quy định về lấn biển vẫn đang trong quá trình xây dựng; không có lực lượng thanh tra chuyên ngành về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; dẫn đến các công tác giám sát việc thực thi các quy định về lĩnh vực này còn những bất cập nhất định.

Chính vì những nguyên nhân trên mà môi trường biển của chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động.

tm-img-alt

Hàng ngày có hàng tấn rác thải cùng với lượng nước thải ô nhiễm chưa được xử lý đổ ra biển, người dân sống ven biển cũng lấy bờ biển làm nơi đổ rác.

Các nhà máy, xí nghiệp cũng xả nước thải cùng với những hóa chất độc hại ra biển không những làm cho biển ô nhiễm mà còn có tác hại xấu đến sức khỏe con người và mọi loài sinh vật sống ở đây.

Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở một số cảng hàng hải do tàu thuyền ra vào nhiều, nạo vét luồng lạch, đổ rác thải... một số cảng biển còn có lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép. Nhiều người dân còn đánh bắt cá bằng cách sử dụng bom mìn gây ra rất nhiều chất hóa học có hại...

tm-img-alt
Sử dụng chất nổ để đánh bắt khiến các sinh vật chết hàng loạt

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng biển bị ô nhiễm là do những mặt trái của sự phát triển xã hội. Trước hết là do nhận thức và trách nhiệm của người dân còn kém. Ngoài ra, tư duy phát triển chỉ xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường; coi trọng lợi ích trước mắt hơn hệ quả lâu dài.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế làm tăng lượng tiêu thụ dầu mỏ. Lợi ích kinh tế đi kèm với việc dầu bị khai thác quá mức làm cho một lượng dầu lớn bị rò rỉ ra biển gây ô nhiễm biển, các loài cá cũng từ đó mà chết do không có đủ oxy để sống gây thiệt hại rất lớn cho môi trường biển và những vùng nuôi trồng hải sản.

Cùng với đó là việc phát triển du lịch ngày càng cao khiến cho tài nguyên biển bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên biển đồng thời cũng thải một lượng rác thải không hề nhỏ ra biển.

Nguyên nhân cuối cùng là do các cơ quan quản lí còn lỏng lẻo, chưa thống nhất và chưa thực sự thắt chặt việc kiểm soát vấn đề xử lí rác thải của các doanh nghiệp, xí nghiệp và các khu du lịch.

Mặt khác, các quy định pháp lý đặc biệt là các chế tài về xử phạt vi phạm trọng lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và quy định về lấn biển vẫn đang trong quá trình xây dựng; không có lực lượng thanh tra chuyên ngành về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; dẫn đến các công tác giám sát việc thực thi các quy định về lĩnh vực này còn những bất cập nhất định.

tm-img-alt

Ô nhiễm môi trường biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe còn người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hải sản, du lịch biển,…Một nghiên cứu của những năm qua đã cho thấy hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 69 USD thu nhập từ ngành du lịch vì hệ thống xử lý vệ sinh kém. Môi trường biển bị ô nhiễm cũng làm giảm đi sức hút với khách du lịch.

Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày).

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Thành viên Ban chỉ đạo Diễn đàn Đại dương toàn cầu (GOF), Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, một trong những thách thức trong triển khai chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam hiện nay là thực trạng ô nhiễm rác thải trên các vùng biển Việt Nam. Điều này đe dọa đến hệ sinh thái biển, nguồn lợi hải sản từ đó tác động đến sinh kế của hàng triệu ngư dân Việt Nam.

“Môi trường biển tiếp tục biến đổi theo chiều hướng xấu và tiếp tục bị “đầu độc” liên quan tới phát triển KTXH. Ngày càng có nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển. Nhu cầu nhận chìm vật, chất ra biển ngày càng tăng, trong khi chúng ta chỉ dự kiến đổ trong vùng lãnh hải, gần bờ” – ông Hồi nói.

Cũng theo ông Hồi, do đặc điểm biển Việt Nam có dòng hải lưu thay đổi theo mùa, là khu vực có lưu lượng tàu bè tấp nập vào bậc nhất thế giới, vì vậy vùng biển Việt Nam thường xuyên bị rác thải, ô nhiễm… “Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Đây chính là sức ép lớn lên môi trường, hệ sinh thái và tài nguyên biển nước ta” – chuyên gia này nói.

Ông cho hay, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước ta vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày). Bên cạnh đó là lượng chất thải rắn tại các tỉnh kinh tế trọng điểm ven biển đang có xu hướng tăng dần, đặc biệt là các chất thải nguy hại ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim.

tm-img-alt

Theo thống kê, trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu đã xảy ra trong 10 năm gần đây, đều theo gió mùa, dòng hải lưu di chuyển về phía bờ biển Việt Nam. Ngoài ra, ở vùng biển Việt Nam có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, bên cạnh thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn chất thải rắn, trong đó có 20-30 % là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.

Mức độ ô nhiễm trên đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, từ đó tác động đến sinh kế của người dân vùng biển. Diện tích rừng ngập mặn mất khoảng 15.000 ha/năm, khoảng 80% rạn san hô trong vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao, tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với thảm cỏ biển và các hệ sinh thái biển – ven biển khác.

“Trong vùng biển nước ta đã có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt (trữ lượng hải sản giảm 16%. Năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200 kg/ha/vụ (năm 1980) đến nay chỉ còn 80 kg/ha/vụ, và 1 ha rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được khoảng 800 kg thuỷ sản, nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước” – ông Hồi nhấn mạnh./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Môi trường biển nước ta đang ở mức ô nhiễm đáng báo động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...