Thứ sáu, 29/03/2024 18:55 (GMT+7)

Môi trường rừng bị hủy hoại do đâu? (Bài 2)

Kim Đồng - Phúc Nội -  Thứ tư, 05/05/2021 21:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tồn tại việc chủ rừng buông lỏng quản lý để... mất rừng

Hiện nay, nhiều diện tích rừng đang dần mất đi một cách khó hiểu, đáng nói mất rừng lại xảy ra ngay trong những dự án nhận đất rừng. Do đâu tồn tại tình trạng này, phải chăng có sự yếu kém trong công tác kiểm tra, giám sát về quản lý, bảo vệ rừng... Để rồi, nhận dự án nhận đất rừng nhưng để mất rừng ?.

Bài 2: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”!

Ngày 22/3/2021 UBND tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định ban hành Quy định tạm thời cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Đối tượng được thuê là các ban quản lý rừng, vườn Quốc gia, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp, mọi tổ chức, cá nhân trong nước có nguồn lực và nhu cầu thuê.

Quyết định này ngoài việc tạo tiền đề để phát triển kinh tế xã hội thì dấy lên không ít mối lo ngại về việc cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp nhận thuê lợi dụng “kẽ hở” trong công tác kiểm tra, giám sát về quản lý, bảo vệ rừng nhận dự án nhận đất rừng nhưng để mất rừng.

Một vụ phá rừng thông gây thiệt hại nghiêm trọng

Tồn tại việc chủ rừngbuông lỏng quản lý để... mất rừng

Theo báo cáo Số: 508/BC-SNN Lâm Đồng ngày 31/12/2020 Báo cáo Kết quả thực hiện nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) tại văn bản số 8822/BNN-TCLN ngày 16/12/2020 về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng. Sở NN và PTNT Lâm Đồng cho biết tổng số chủ rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: Chủ rừng nhà nước: 27 đơn vị, tổng diện tích quản lý 525.266 ha. Gồm: 8 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, 13 Ban quản lý rừng, 2 Vườn quốc gia, 02 Hạt kiểm lâm cấp huyện (đang bàn giao sang Ban chỉ huy quân sự huyện/thành phố), 1 Ban quản lý khu du lịch và 1 Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để triển khai thực hiện dự án: Tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 329 dự án/314 doanh nghiệp, hộ gia đình được giao, cho thuê đất lâm nghiệp để đầu tư triển khai dự án, với tổng diện tích là 52.956 ha (đã trừ diện tích thu hồi một phần dự án). Tổng số dự án đã thu hồi 194 dự án/29.676 ha gồm 159 dự án thu hồi toàn bộ/25.467 ha và 35 dự án thu hồi một phần/4.209 ha) do không triển khai thực hiện dự án hoặc triển khai chậm tiến độ đã được phê duyệt, không tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên 2 diện tích được thuê để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, công ty tự nguyện trả lại dự án...

Giao rừng cộng đồng: 8 cộng đồng/458 hộ gia đình, với tổng diện tích 2.260,36 ha trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm; Hộ gia đình, cá nhân: 1.824 hộ gia đình, với diện tích 8.595,7294 ha tại 3 huyện phía Nam (Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lâm) theo hình thức giao rừng cấp sổ đỏ sử dụng đất lâm nghiệp từ chương trình Dự án bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) cho vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Cũng theo Sở NN và PTNT Lâm Đồng, cơ quan Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa phát hiện các đơn vị chủ rừng có dấu hiệu che giấu hành vi vi phạm xảy ra trên diện tích được giao quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị chủ rừng (đặc biệt là các doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để triển khai dự án) còn thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý để xảy ra các vụ vi phạm gây thiệt hại lớn đến diện tích rừng và khối lượng lâm sản trên diện tích được giao quản lý, gây ảnh hưởng xấu và bức xúc trong dư luận. Cụ thể: trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra 47 vụ vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp có tính chất phức tạp, nổi cộm; gây thiệt hại 27,39 ha rừng và 629,240 m3 gỗ...

Cần giám sát chặt chẽ hoạt động giữ rừng

Trước những vi phạm còn tồn tại liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát về quản lý, bảo vệ rừng,... không ít người lo ngại thực trạng phá rừng còn tồn tại ở nhiều nơi, đặc biệt là việc cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp nhận dự án nhận đất rừng nhưng để mất rừng. Đáng nói, mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng, quy định tạm thời cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trên địa bàn tỉnh. Quy định này, đề ra 6 nguyên tắc cho thuê môi trường rừng như: vừa đảm bảo thực hiện tốt quản lý, bảo vệ rừng, vừa phát huy hiệu quả môi trường rừng, tăng thu nhập cho tổ chức, cá nhân, nhà nước.

Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra phá rừng

Việc cho thuê rừng phải phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững và đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của đơn vị chủ rừng đã được phê duyệt. Tỷ lệ tác động xây dựng công trình có mái che phục vụ hoạt động kinh doanh tùy thuộc diện tích đất trống và diện tích thuê và hạn mức cho thuê môi trường rừng tối thiểu là 10ha, tối đa là 100ha với thời gian cho thuê tối đa không quá 30 năm. Theo đó, tỷ lệ công trình mái che không quá 3% tổng diện tích thuê, diện tích thuê từ 30 - 60 ha thì tỷ lệ công trình không quá 2,5%... Với trường hợp có từ 2 tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị thuê một địa điểm thì sẽ tổ chức đấu giá cho thuê môi trường rừng…Cũng Theo quy định này, chủ rừng cho thuê là các ban quản lý rừng, vườn Quốc gia, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp. Đối tượng được thuê là mọi tổ chức, cá nhân trong nước có nguồn lực và nhu cầu thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Mức giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận, nhưng không thấp hơn 1,5% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê. Tiền thu được từ hoạt động cho thuê là nguồn thu của nhà nước, đồng thời được cân đối và trích tỷ lệ phù hợp, cấp lại cho chủ rừng để hoạt động quản lý việc cho thuê môi trường rừng....

Việc ban hành Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng quy định tạm thời cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, không thể phủ nhận những nổ lực nghiên cứu, định hướng phát triển kinh tế, những chính sách phát triển về lâu dài và bền vững góp phần để xây dựng kinh tế trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, Quyết định này cũng khiến không ít người lo ngại sẽ tồn tại nguy cơ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... vi phạm trong quá trình nhận thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí gây tổn hại về rừng, ảnh hưởng môi trường....

Bởi thực tế không ít cá nhân có trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời để tổ chức ngăn chặn hành vi phá rừng....Cũng qua đây, để Quyết định ban hành Quy định tạm thời cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đặt hiệu quả, UBND tỉnh Lâm Đồng cần chỉ đạo sát sao giám sát, kiểm tra, quản lý,... cũng như kịp thời phát hiện xử lý nghiêm, đủ răn đê các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,... để xảy ra vi phạm khi nhận thuê đất. Không để Quyết định trên đi ngược với lợi ích phát triển kinh tế, xã hội, “bàn đạp” để hủy hoại môi trường rừng...

Bạn đang đọc bài viết Môi trường rừng bị hủy hoại do đâu? (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới