Thứ sáu, 29/03/2024 17:45 (GMT+7)

1.150 hồ thủy lợi xuống cấp nghiêm trọng và mất khả năng xả lũ

MTĐT -  Thứ năm, 29/03/2018 12:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cần nâng cao năng lực dự báo, chủ động các kịch bản trong ứng phó với thiên tai do mất an toàn đập và hồ chứa thủy lợi có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi.

Chiều 28/3, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị về quản lý an toàn đập và hồ chứa thủy lợi trước dự báo mưa lũ trong năm nay sẽ diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT)

Theo báo cáo tại hội nghị hiện nay, cả nước có  6.648 hồ chứa thủy lợi, trong đó có 702 hồ chứa lớn. Tuy nhiên, có tới 1.150 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp, đặc biệt trong năm 2017 đã xảy ra 23 sự cố hồ đập tại 11/45 tỉnh có hồ.

Đập của các công trình này chủ yếu là đập đất, đã vận hành 30 - 40 năm và xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như nứt tràn xả lũ, thân đập bị thấm, cống lấy nước hư hỏng, xói lở...

Quang cảnh Hội nghị (Ảnh: ML)

Trong khí đó diễn biến khí tượng thủy văn năm 2018 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, bất thường. Nhiều đợt mưa lớn cục bộ nhiều khả năng xuất hiện trong thời đoạn ngắn. Các đợt mưa lớn diện rộng hoặc mưa gây lũ lớn cục bộ trong thời gian ngắn sẽ tiếp tục là nhân tố rất nguy hiểm cho các hồ chứa thủy lợi, nhất là các hồ chứa đang trong tình trạng bị hư hỏng, mất an toàn.

Dự báo sẽ có từ 12 - 13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khoảng 5 - 6 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, cảnh báo, trong năm nay dự báo có nhiều đợt mưa lớn cục bộ trong thời gian ngắn. Đây sẽ là yếu tố nguy hiểm cho các hồ chứa đang trong tình trạng hư hỏng, mất an toàn.

Do đó, việc theo dõi thường xuyên diễn biến khí tượng thủy văn và các thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo các thời hạn dự báo khác nhau là cần thiết để sớm chủ động lập kế hoạch và các phương án vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa nước thủy lợi.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng, diễn biến thời tiết ngày càng cực đoan cùng với những yếu tố do phát triển kinh tế dẫn đến nguy cơ mất an toàn đập và hồ chứa thủy lợi có thể xảy ra ở mọi lúc mọi nơi, kể cả những hồ đập thủy lợi chưa xuống cấp. Vì vậy, các địa phương trong xây dựng kế hoạch và phương án đảm bảo an toàn hồ chứa phải chú trọng đến vấn đề đảm bảo an toàn tính mạng người dân vùng hạ du; thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa và liên hồ chứa.

Hội nghị, các đại biểu cho rằng, để đảm bảo an toàn đập và các hồ chứa thủy lợi khi mùa mưa bão đang đến gần, về giải pháp công trình cần ưu tiên sửa chữa công trình đầu mối, nâng cao khả năng chống lũ cho 1.150 hồ chứa đang xuống cấp nghiêm trọng. Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo các hồ chứa thông qua đầu tư xây dựng lắp đặt hệ thống quan trắc, cảnh báo và giám sát, áp dụng khoa học công nghệ. Đồng thời, tuyên truyền người dân chủ động tham gia đảm bảo an toàn hồ đập và phòng chống thiên tai.

T/H (theo thanh niên, báo điện tử ĐCS)

An Nhiên

Bạn đang đọc bài viết 1.150 hồ thủy lợi xuống cấp nghiêm trọng và mất khả năng xả lũ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ