Thứ bảy, 20/04/2024 03:01 (GMT+7)

Bắc Ninh: Nhà máy xử lý ô nhiễm chưa thử nghiệm xong đã 'cổ lỗ sỹ'

Bùi Phương- Hương Thơm -  Thứ sáu, 26/04/2019 13:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để có thể đưa ra một phương án phù hợp, tiết kiệm được chi phí trong quá trình vận hành, BQL dự án tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất lên UBND tỉnh chuyển đổi công nghệ mới.

Dự án nhà máy nước sạch tại làng nghề làm giấy nổi tiếng Phong Khê – Bắc Ninh với kinh phí khổng lồ, gần 400 tỷ đồng nhưng sau một năm vận hành thử nghiệm vẫn chưa thể thống nhất được công nghệ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự “ì ạch” trong suốt 1 năm qua và sự chậm trễ đó bao giờ mới có thể chấm dứt? Đó là câu hỏi luôn được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.

Phong Khê đã quá nổi tiếng với nghề làm giấy và cũng nổi tiếng bởi sự ô nhiễm mà nó gây ra. Hầu hết các cơ sở sản xuất giấy tại làng nghề Phong Khê đều không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Biện pháp chủ yếu mà các cơ sở sử dụng nếu có chỉ là lắng, lọc nước, không hề xử lý được nguồn nước thải với tính chất đặc thù cho ngành tái chế giấy. Nguồn nước thải theo mương, cống thoát nước chảy ra sông Ngũ Huyện Khê đã làm dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, phá hủy hệ sinh thái thủy sinh.

 Ô nhiễm tại làng nghề giấy Phong Khê, Bắc Ninh.

Công nghệ cũ bộc lộ nhiều bất cập khi đưa vào vận hành

Chính vì lẽ đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định đầu tư kinh phí với giá trị lên tới gần 400 tỷ đồng, nhà máy vận hành với công suất 10.000m3/ ngày đêm và được chia làm hai giai đoạn. Hiện nay giai đoạn 1 đã hoàn thành và đang vận hành thử nghiệm nhưng hiệu quả đem lại không như mong đợi.  Sau khi đưa vào vận hành hơn 1 năm, dự án đã bộc lộ nhiều bất cập, lượng nước thải đầu vào phát sinh quá lớn và đã vượt chỉ tiêu so với lúc ban đầu tính toán từ 10 tới 12 lần. Các chỉ số ô nhiễm COD, BOD, chỉ số màu vượt mức trước khi đưa công nghệ vào xử lý.

Qua tìm hiểu, dự án đã được khảo sát từ năm 2010- 2011 nhưng tới lúc hoàn thành dự án và đưa vào vận hành thử nghiệm là năm 2017. Vậy tính từ thời điểm dự án được đưa vào khảo sát tới thời điểm xây dựng và đưa vào vận hành là khoảng thời gian khá dài, liệu có còn phù hợp với thực tế hay không? Bởi mỗi năm số cơ sở kinh doanh tại làng nghề lại tăng lên, nhu cầu sản xuất theo từng thời kỳ thay đổi. Chính vì vậy lượng nước thải đầu vào luôn vượt ngưỡng, dẫn tới tình trạng quá tại cho nhà máy xử lý nước thải.

Nước thải không qua xử lý tại làng nghề giấy Phong Khê.

Giám đốc BQL dự án tỉnh Bắc Ninh - ông Nguyễn Trung Thành cho hay: “Trước mắt khi vận hành nhà máy, muốn xử lý lượng nước thải đầu vào thì phải điều chỉnh lại một số công đoạn để đưa về mặt bằng trạng thái như thiết kế ban đầu của nó, phần bổ sung này phía BQL dự án đã tư vấn thiết kế, lập ra và trình lên UBND tỉnh Bắc Ninh. Phía UBND tỉnh cũng đã thành lập Hội đồng thẩm định và đang xem xét, có văn bản gửi ra Bộ Khoa học công nghệ để thẩm định công nghệ bổ sung”.

Khi nói về những khó khăn trong công đoạn xử lý nước thải của nhà máy ông Thành tỏ ra lo ngại, ông nói: “Quy trình lọc nước qua than hoạt tính từ lúc đưa vào vận hành gây tốn kém chi phí. Mỗi lần thay mất vài tỷ đồng, cứ từ 6 tháng tới 1 năm phải thay than và hiện tại đối với vấn đề thay than hoạt tính chưa có kinh phí để thay thường xuyên. Khi than đã qua sử dụng một lần lại rất độc hại, không được chôn dưới đất mà phải có công nghệ xử lý lại vì nó thuộc hóa chất độc hại. Cho nên ngoài việc thay thế than hoạt tính mới đã rất tốn kém lại thêm cả kinh phí xử lý lại than hoạt tính cũ để không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, đó thật sự là vấn đề rất khó đối với chúng tôi”.

Được biết, công nghệ hiện đang vận hành là tư vấn của Nhật Bản và ông Thành nhận xét rằng: “Đó là công nghệ rất máy móc và dường như không tính đến câu chuyện sản phẩm có giá thành bao nhiêu khi đưa ra sản phẩm”.

Liệu rằng công nghệ mới có khả thi?

Để có thể đưa ra một phương án phù hợp, tiết kiệm được chi phí trong quá trình vận hành, BQL dự án tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất lên UBND tỉnh chuyển đổi công nghệ từ sử dụng than hoạt tính để lọc nước sang công nghệ lọc bằng bột cát lọc ngược và đang chờ chuyển đổi công nghệ mới.

Liệu rằng công nghệ mới có đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí như Giám đốc BQL dự án đưa ra hay không? Đó vẫn luôn là câu hỏi khiến dư luận băn khoăn.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết Bắc Ninh: Nhà máy xử lý ô nhiễm chưa thử nghiệm xong đã 'cổ lỗ sỹ'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...