Thứ năm, 25/04/2024 14:01 (GMT+7)

Cà Mau: Hơn 3km đê biển Tây sạt lở, ban bố tình huống khẩn cấp

MTĐT -  Thứ năm, 27/08/2020 16:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan nhiều đoạn đê biển của tỉnh Cà Mau lại bị sóng đánh sạt lở rất nghiêm trọng.

Tại đoạn đê biển bị sạt lở nghiêm trọng nhất tỉnh Cà Mau hiện nay là Đá Bạc – Kênh Mới  (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), bên ngoài đê nhiều điểm không còn rừng phòng hộ bảo vệ, sóng biển đánh trực tiếp vào đê. Tại những điểm chân đê phòng hộ bị sóng biển đánh sạt lở nham nhở vào đầu tháng 8 vừa qua, lực lượng chức năng đang làm các rọ đá để gia cố, bảo vệ.

Ngày 27/8, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch tỉnh này vừa có quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây qua địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cùng các địa phương vào tuần đầu tháng 8/2020 cho thấy, tuyến đê biển Tây qua địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời đã bị sạt lở, sụt lún nguy hiểm ngày càng phức tạp.

Qua kiểm tra, hiện tuyến đê biển Tây có hơn 3.320m (hơn 3,3km) bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm; trong đó, đoạn dài nhất 1.900m qua địa bàn xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời).

Tuyến đê biển Tây có hơn 3.320m (hơn 3,3km) bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm; trong đó, đoạn dài nhất 1.900m qua địa bàn xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời).

Tại những điểm sạt lở, một số đoạn đai rừng đã không còn, đe dọa trực tiếp đến chân đê, có khả năng gây vỡ đê, gây thiệt hại đến đời sống, sản xuất của người dân trong đê, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu dân cư, trụ sở cơ quan, hệ thống đường, điện,…

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện U Minh, UBND huyện Trần Văn Thời khoanh vùng khu vực bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm và có nguy cơ sạt lở nguy hiểm để thiết lập hành lang an toàn.

Đồng thời, bố trí biển cảnh bảo, lực lượng trực, theo dõi diễn biến sạt lở, khẩn trương xây dựng phương án bảo vệ các trọng điểm, vị trí xung yếu trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức khảo sát, lựa chọn giải pháp và lập thủ tục đầu tư các dự án chống sạt lở nêu trên theo tình huống khẩn cấp.

“UBND huyện U Minh và UBND huyện Trần Văn Thời có trách nhiệm vận động, sơ tán người và di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm; cấm mọi tác động vào rừng và đất rừng khu vực này, không để xảy ra tình trạng sạt lở diễn ra nhanh và nguy hiểm hơn”, Chủ tịch Cà Mau chỉ đạo rõ.

Trước đó, vào đầu tháng 8/2019, đê biển Tây của Cà Mau bị thời tiết cực đoan tàn phá dữ dội, nguy cơ dẫn đến vỡ đê và Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây.

PV (T/H)

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Cà Mau: Hơn 3km đê biển Tây sạt lở, ban bố tình huống khẩn cấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới