Thứ sáu, 19/04/2024 02:42 (GMT+7)

Các khu rừng nhiệt đới đang mất đần khả năng hấp thụ CO2

MTĐT -  Thứ tư, 11/03/2020 16:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, các khu rừng nhiệt đới trên thế giới đang mất dần khả năng hấp thụ CO2.

Theo tờ Fox news, đáng chú ý, đó là một số khu rừng nhiệt đới chưa từng bị nạn phá gỗ hoành hành hay bất cứ sự can thiệp nào từ con người.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế gồm các nhà khoa học châu Âu và châu Phi, do Đại học Leeds đứng đầu, đã kiểm tra hơn 300.000 cây trong suốt ba thập kỷ qua ở vùng nhiệt đới Amazon và châu Phi.

Các nhà khoa học đã sử dụng đinh nhôm để gắn thẻ cho từng cây riêng lẻ, đo đường kính và ước tính chiều cao của mỗi cây và cứ sau vài năm thì quay lại để lặp lại quy trình. Điều này cho phép họ tính toán lượng carbon được lưu trữ trong những cây còn sống và những cây đã chết.

Họ phát hiện ra rằng các khu rừng nhiệt đới hiện đang hấp thụ CO2 ít hơn ba lần so với trước đây, vào những năm 1990.

Dữ liệu đưa ra bằng chứng một số địa điểm ở lưu vực Congo thuộc miền trung châu Phi có dấu hiệu hấp thụ CO2 suy yếu vào đầu năm 2010. Điều này cho thấy sự suy giảm ở châu Phi có thể đã diễn ra khoảng một thập kỷ.

Nghiêm trọng hơn, nhóm vạch ra kịch bản trong thời gian tới và cho thấy những cánh rừng này có nguy cơ mất đi khả năng hấp thụ CO2 vào năm 2035.

Trong năm 2019, hàng chụ ngàn vụ cháy đã xảy ra ở rừng Amazon. Ảnh: Internet.

Thậm chí Amazon có thể từ "lá phổi xanh" biến thành nguồn phát sinh cacbon từ những năm 2060 nếu nạn cháy rừng, phá rừng vẫn không được kiểm soát.

"Các cánh rừng nhiệt đới sẽ làm nghiêm trọng thêm vấn đề biến đổi khí hậu" - ông Simon Lewis, nhà sinh thái học tại Đại học Leeds, cho biết.

Con số 10-15 năm mà nhóm đưa ra là sớm hơn rất nhiều so với những số liệu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và một số tổ chức chính phủ, cho rằng còn nhiều thế kỷ nữa rừng mưa nhiệt đới khu vực bồn địa Congo mới mất đi khả năng hấp thụ CO2.

Nguyên nhân chủ yếu do tác động của các hiện tượng cực đoan như hạn hán ở châu Phi, nhiệt độ tăng cao và nạn chặt phá rừng khu vực Amazon.

"Chúng tôi thấy rằng những gì đáng quan ngại nhất của biến đổi khí hậu đã bắt đầu. Đây là thập niên của những hiện tượng cực đoan trên toàn thế giới" - ông Lewis nói.

Cháy rừng kéo dài suốt nhiều tháng ở Úc đã thiêu rụi nhiều ha rừng.

Wannes Hubau, một chuyên gia về hệ sinh thái rừng tại Bảo tàng Hoàng gia Bỉ ở Trung Phi cho biết: "Mức giảm này là nhiều thập kỷ so với những gì mà ngay cả những mô hình khí hậu bi quan nhất dự đoán".

“Tỷ lệ tử vong là một phần tự nhiên của chu kỳ của cây rừng. Tuy nhiên, bằng cách xả thải quá nhiều CO2 trong không khí, chúng đã tăng tốc chu kỳ này và đẩy mạnh cường độ của nó lên đến tỷ lệ không xác định", ông nói với AFP.

"Chúng tôi sẽ phải suy nghĩ lại về các mô hình khí hậu, mà cả các chiến lược giảm thiểu biến đổi khí hậu dựa trên các mô hình đó," Hubau nói.

Tại cuộc đàm phán biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm nay (COP 26) sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 19/11 tới tại thành phố Glasgow thuộc Scotland (Vương quốc Anh), nhiều quốc gia dự kiến sẽ đưa ra kế hoạch để đạt được mức phát thải ròng vào giữa thế kỷ.

Nhưng một số nước giàu và nhiều công ty có kế hoạch giảm lượng khí thải thông qua việc bảo tồn, trồng lại hoặc trồng rừng mới.

Tuy nhiên, việc dựa vào các khu rừng dường như là không đủ để xử lý lượng khí thải với quy mô lớn. Việc sử dụng rừng như là một biện pháp để giải quyết vấn đề phát thải carbon chỉ là cái cớ cho các công ty tiếp tục hoạt động bình thường.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Các khu rừng nhiệt đới đang mất đần khả năng hấp thụ CO2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.