Thứ năm, 28/03/2024 19:12 (GMT+7)

“Cần phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái”

Phan Ngân -  Thứ sáu, 25/05/2018 10:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nông nghiệp là ngành phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 sau ngành năng lượng, chiếm 38,9% tổng lượng khí nhà kính, góp phần gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu.

Vấn đề phát thải nhà kính trong chăn nuôi và nông nghiệp

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và sản xuất nông nghiệp bền vững, có nguy cơ giảm 7,2 triệu tấn lúa và ảnh hưởng đến 32,2% diện tích đất nông nghiệp vào cuối thế kỷ 21.

Ngành nông nghiệp gây phát thải lớn lượng khí nhà kính.

Theo các chuyên gia, ngành nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, mà sản xuất nông nghiệp còn gây phát thải lớn lượng khí nhà kính.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên môi trường công bố năm 2014 cho thấy, lượng phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp chiếm 38,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia, trong đó phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa nước chiếm 50,5%. 

Thực tế này đòi hỏi xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như rà soát, đánh giá các phương án giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp. 

Vì vậy, Việt Nam đã và đang triển khai ứng dụng nông nghiệp thông minh để giải quyết các bài toán ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng trưởng xanh và sản xuất nông nghiệp bền vững.

Được biết, Cục Trồng trọt cho hay, sẽ nghiên cứu hoàn thiện phương pháp kiểm kê khí nhà kính đối với các hệ thống canh tác trồng trọt; hoàn thiện quy trình canh tác nâng cao năng suất, giảm phát thải, đồng thời nghiên cứu công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải nông thôn, phế phụ phẩm trong trồng trọt, tăng hiệu quả kinh tế, giảm mức độ phát thải...

Tương tự trong lĩnh vực chăn nuôi, cần tăng cường quản lý chất thải, áp dụng rộng rãi sử dụng khí sinh học, nhất là thúc đẩy dịch vụ môi trường rừng, quỹ các bon để huy động nguồn lực cho bảo vệ phát triển rừng. 

Cần áp dụng rộng rãi sử dụng khí sinh học trong chăn nuôi.

Biện pháp là giảm dần việc lạm dụng các tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp như: nước, đất đai. Quan điểm phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông là thích ứng với các hệ thống sinh thái chứ không tác động quá mức đến tài nguyên thiên nhiên.

Ví dự như tại Đồng bằng sông Cửu Long, phục hồi lại hệ thống sinh thái rừng ngập mặn; vùng ven biển miền Trung đang thực hiện giải pháp bù lại cát... Việt Nam cam kết giảm khí thải khoảng 8%, mục tiêu này sẽ còn cao hơn nếu có sự chung tay của các tổ chức, cộng đồng quốc tế.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Cần phát triển nông nghiệp cần theo hướng sinh thái"

Về vấn đề này, phát biểu tại phiên về dự án Luật Trồng trọt trong buổi thảo luận của Quốc hội ngày 23/5 vừa qua, ĐBQH Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu quan điểm: Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

ĐBQH, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên về dự án Luật Trồng trọt.

Theo Bộ trưởng, nước ta có 3 vùng kinh tế sinh thái: nước ngọt, nước mặn và nước lợ, như vậy, cần có tính toán định hướng về giống, về kỹ thuật canh tác để sản phẩm nông nghiệp có thể phù hợp với từng hệ sinh thái và cũng là thích ứng với biến đổi khí hậu.

Còn đối với việc giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, phương pháp canh tác lúa hiện nay phát sinh khí mê - tan, một trong những loại khí nhà kính nguy hiểm, vì thế ở góc độ nào đó cần có những định hướng rất rõ ràng về vấn đề này để có thể giảm phát thải khí nhà kính trong tương lai.

Cuối cùng, rõ ràng trong trồng trọt, giống là hết sức quan trọng.  Chúng ta cần xem lại các thỏa thuận Quốc tế. Cần xem xét với các quốc gia có nền nông nghiệp tương đồng để chúng ta sớm có các thỏa thuận lẫn nhau dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn để có thể có các loại giống tốt phục vụ trồng trọt… Đồng thời bên cạnh vai trò của Nhà nước cần có các thỏa thuận song phương, đa phương để có các sản phẩm nông nghiệp mang tính chiến lược, đặc hữu quốc gia trong nông nghiệp” - Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần phát triển nông nghiệp cần theo hướng sinh thái.

Bạn đang đọc bài viết “Cần phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.