Thứ ba, 19/03/2024 08:58 (GMT+7)

Chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng đạt mức nguy hại rất cao

MTĐT -  Thứ hai, 22/07/2019 15:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 22/7, chỉ số tia UV cực trị ở Hà Nội và Đà Nẵng ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/7, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ; các tỉnh Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 39 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ.

Tại khu vực Hà Nội, trời nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ. Chiều tối và tối có khả năng xảy ra mưa dông kèm lốc, sét và gió giật mạnh. Cảnh báo: Nắng nóng ở các tỉnh miền Trung có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Do ảnh hưởng của nắng nóng nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư; nguy cơ cao xảy ra cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ. Hôm nay, chỉ số tia UV cực trị ở thành phố Hà Nội và Đà Nẵng ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.

Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10h - 18h. Nắng nóng ở các tỉnh miền Trung thậm chí còn có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Chỉ số tia UV cao có thể gây một số tác động đến da như: Bỏng, khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và có thể gây ung thư da. Ngoài ảnh hưởng trên da, tia cực tím còn có thể gây các vấn đề cho mắt.

Do ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp kết hợp với vùng hội tụ gió lên đến mực 5.000m từ đêm 22/7 sẽ hoạt động mạnh dần lên nên trong đêm 22/7 và ngày 23/7, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, khu vực vùng núi có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 40-70mm/24 giờ, có nơi trên 120mm/24 giờ).

Đợt mưa này có khả năng kéo dài đến ngày 25/7 (mưa lớn tập trung vào đêm và sáng sớm). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Các chuyên gia cảnh báo, tia cực tím có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính bảo hộ. Sau khi bị tia cực tím chiếu, từ 6-15 giờ, bệnh nhân có những rối loạn thị giác như giảm thị lực rồi sau đó sẽ cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường, nếu tiến triển tốt, sau 8 giờ, những triệu chứng này sẽ tự khỏi. trường hợp tiếp xúc thời gian quá dài có khả năng dẫn đến suy hoại võng mạc, cườm mắt, lòa thậm chí mù mắt.

Ngoài ra, tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời chứa tia cực tím có thể gây bỏng nắng, đỏ da, tăng sắc tố, nếp nhăn, khô da hoặc nặng hơn là ung thư da.

Để bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời nói chung, tia cực tím nói riêng người dân nên tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, đặc biệt vào thời điểm mà nhiều ánh nắng nhất trong ngày (từ 10-16h). Mặc quần áo dài tay, váy dài che kín cơ thể, đội mũ rộng vành để che mặt và cổ, sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 15 trở lên. Cùng đó, phải luôn đeo kính khi ra đường. Trẻ em và người già hạn chế ra ngoài

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng đạt mức nguy hại rất cao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.
Đặc sắc rừng dó trầm tại Hương Khê, Hà Tĩnh
Cây dó trầm mọc nhiều ở miền núi Hương Khê, nhưng người dân địa phương chỉ nhận ra giá trị của chúng sau khi nhóm người ngoại tỉnh đến mua. Điều này đã khơi dậy sự quan tâm về bảo vệ và phát triển tài nguyên tự nhiên.