Thứ sáu, 29/03/2024 15:59 (GMT+7)

Chủ động ứng phó với bão số 4

MTĐT -  Thứ năm, 29/08/2019 08:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Công điện số 31/CĐ-BGTVT gửi các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 4, giảm thiểu thiệt hại.

Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa theo dõi diễn biến, hướng di chuyển của bão để thông báo, hướng dẫn các tàu, thuyền khi cấp phép rời cảng và các tàu, thuyền hành trình trên biển biết để có hướng đi phù hợp đảm bảo an toàn hàng hải.

Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam điều động các tàu SAR đến chốt ở các vị trí dự kiến có khả năng bị ảnh hưởng lớn nhất của bão và chuẩn bị sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác an toàn bay, không cho phép máy bay cất hạ cánh khi có tình huống xấu của thời tiết trong khu vực bị ảnh hưởng của bão.

Ngoài ra Đài Thông tin Duyên hải cần theo dõi, cập nhật, xử lý ngay thông tin và thông báo kịp thời vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi chuyển vào vùng nguy hiểm.

Trước đó, để chủ động đối phó với bão số 4, chiều 28/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để triển khai công tác ứng phó bão số 4 (tên quốc tế là Podul).

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, bão số 4 hình thành gần biển Đông, khi vào gần bờ bão đi nhanh và mạnh lên.

Ông Cường lưu ý khả năng một hình thái không khí lạnh phía Bắc đang hình thành có thể tác động, khiến tâm bão đổ bộ có thể lệch so với dự báo và lượng mưa rộng lớn hơn.

Ngoài ra, do bão gây mưa lớn diện rộng, đặc biệt với khu vực thực bì bị tổn thương thời gian qua như miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên... nên rất nguy hiểm. Chưa kể, khu vực này, có nhiều hồ chứa, đặc biệt hồ thủy điện nhỏ, đề phòng hết sức các sự cố.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương, lực lượng không được chủ quan, chủ động theo phương châm 4 tại chỗ để giảm thiểu thiệt hại. Các tỉnh ven biển hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, chủ động cấm biển, không để tàu thuyền trên biển khi bão vào.

Phó Thủ tướng lưu ý, khi bão vào trúng vào dịp nghỉ lễ 2/9, tàu xe, khách du lịch đông nên cần phải đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển.

Các địa phương phải di dời dân khỏi khu vực thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét, ngập lụt, các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, sẵn sàng lực lượng khi xảy ra tình xuống xấu.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương chủ động tiêu nước đêm,thu hoạch lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Các địa phương tổ chức kiểm tra các thiết bị có liên quan trong quá trình vận hành hồ đập, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, đang thi công, sửa chữa và hồ thủy điện nhỏ.

Triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi mưa lũ lớn. Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính; đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, bảo đảm thông tin liên lạc.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào 4h sáng nay, bão số 4 trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 480km, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.

Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 04 giờ sáng mai (30/8), tâm bão cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Đến 16 giờ chiều mai (30/8), tâm bão trên đất liền khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Do ảnh hưởng của bão số 4, các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị từ sáng sớm ngày 30/8 gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11.

Từ chiều và đêm nay (29/8) đến ngày 2/9 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là 250-400mm. Tại Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ là 200-300mm. Khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Đà Nẵng là 100-200mm. Khu vực trung du, vùng núi Bắc Bộ là 50-120mm;

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chủ động ứng phó với bão số 4. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.