Thứ bảy, 20/04/2024 20:38 (GMT+7)

Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trước mùa mưa bão

MTĐT -  Thứ tư, 13/06/2018 08:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo dự báo, mùa mưa bão năm 2018 thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp và khó lường, Nam Định đang tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trước mùa mưa bão,

Mưa lũ năm 2017 đã gây ra nhiều sự cố trên hệ thống đê điều làm thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân ở nhiều địa phương tỉnh Nam Định. Theo dự báo, mùa mưa bão năm 2018 thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp và khó lường, Nam Định đang tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trước mùa mưa bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ông Đặng Ngọc Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cho biết: Các huyện, thành phố của tỉnh đã tổng kiểm tra đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước lũ năm 2018. Qua kiểm tra, các địa phương và cơ quan chức năng xác định 28 trọng điểm chống lụt bão và đã xây dựng xong phương án bảo vệ; đồng thời lên phương án mua bổ sung, dự trữ các loại rọ thép, bao ni-lông, bạt chống tràn, vải lọc… điều chuyển, tập kết vật tư phòng chống lụt bão tại những đoạn đê, kè xung yếu.

Nam Định có 663 km đê, trong đó 365 km đê cấp I đến cấp III (gồm 91 km đê biển, 274 km đê sông) và 298 km đê dưới cấp III. Theo đánh giá, hiện trạng công trình đê điều mùa mưa lũ năm 2018 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhiều đoạn đê bị sạt trượt, rò rỉ, thẩm lậu, xuất hiện mạch đùn, mạch sủi, điển hình như 17km đê hữu sông Ninh Cơ (Nghĩa Hưng) cao trình đê thấp hơn thiết kế bình quân 0,6-0,8m; mặt đê đoạn từ K157+400 - K159+600 huyện Mỹ Lộc bị vỡ nát…

Các vị trí đê biển bị sạt lở tại thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu trong trận bão số 10 năm 2017. Ảnh: Văn Đạt/TTXVN.

Từ cuối năm 2017 đến nay, Nam Định đã khẩn trương hoàn thành các dự án tu bổ, củng cố đê điều trên các tuyến đê biển như dự án xử lý cấp bách hư hỏng đê biển đoạn Hải Thịnh II, huyện Hải Hậu, từ K21+418 đến K21+598; Hải Thịnh III từ K24+883 đến K26+993 thị trấn Thịnh Long; đê biển Cồn Tròn, xã Hải Hòa, từ K20+000 đến K21+340; dự án xây lắp đê, kè Nghĩa Phúc - Đông Nam Điền huyện Nghĩa Hưng từ K13+562 đến K15+142, K21+500 đến K23+912,5 và K16+035,2 đến K16+61… Đồng thời, Nam Định cũng tiến hành tu bổ các tuyến đê sông tại các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Ý Yên bị thiệt hại trong năm 2017.

Để chủ động ứng phó với mưa bão, Nam Định đã xây dựng phương án cụ thể bảo vệ hệ thống đê điều như: Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi, đê điều; chỉ đạo các xã, phường, đơn vị chuẩn bị tốt các phương án hộ đê và xử lý sự cố có thể xảy ra trong mùa mưa bão với phương châm "4 tại chỗ", nhất là ở những vị trí trọng điểm, xung yếu; giao chỉ tiêu nhân lực cho tất cả các xã, thị trấn, lập danh sách lực lượng xung kích hộ đê bảo đảm kịp thời ứng phó, xử lý sự cố ngay giờ đầu nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trước mùa mưa bão. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất