Thứ bảy, 20/04/2024 15:12 (GMT+7)

Đừng bỏ lỡ Trăng xanh, Siêu trăng, Nguyệt thực cùng xảy ra đêm nay

MTĐT -  Thứ tư, 31/01/2018 16:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tối nay, 31/1, sẽ diễn ra hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm 2018, người yêu thiên văn học sẽ được chiêm ngưỡng cả ba hiện tượng Trăng xanh, Siêu trăng và Nguyệt thực diễn ra cùng một lúc.

Theo các lý giải thiên văn học, Mặt Trăng thường quay quanh Trái Đất trong 29,5 ngày. Tháng 1/2018 có 31 ngày, trong đó ngày rằm tháng 11 Âm lịch rơi vào ngày 1/1, ngày rằm của tháng Chạp rơi vào ngày 31/1. Vì vậy, chúng ta có cơ hội được chứng kiến trăng tròn hai lần trong một tháng (hiện tượng Trăng xanh).

Bên cạnh đó, Mặt Trăng đồng thời đi vào vùng tối của Trái Đất, khiến hiện tượng Nguyệt thực toàn phần diễn ra. Cùng thời điểm này, Mặt Trăng ở quỹ đạo rất gần Trái Đất, giúp chúng ta có thể quan sát hành tinh này ở kích thước lớn hơn so với thông thường (Siêu trăng).

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), Siêu trăng sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn lúc đỉnh điểm thông thường. Trong khi đó, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ trong lúc diễn ra Nguyệt thực bởi ảnh hưởng từ lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu qua Trái Đất.

Ngắm hiện tượng thiên văn học 150 năm mới xảy ra một lần.

Trăng xanh (có tên tiếng Anh là blue moon) là một khái niệm trong thế giới phương Tây để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Thường thì một năm dương lịch có mười hai lần trăng tròn, trùng hợp mỗi tháng có một lần trăng tròn.

Trăng máu hay nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất và che mất nguồn ánh sáng mặt Trời.

Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn).

Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất theo một quỹ đạo hình oval. Khi Mặt Trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái Đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ lớn hơn.

Đặc biệt, khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt Trăng ở điểm cận địa, Mặt Trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái Đất, đó được gọi là hiện tượng Siêu trăng hoặc Siêu Mặt Trăng (Supermoon).

Quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái đất.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết, hiện tượng nguyệt thực tối 31/1 sẽ kéo dài hơn năm tiếng đồng hồ (từ 17h51 - 23h08), trong đó nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra từ 19h51- 21h07.

“Theo lý thuyết, mọi vùng miền ở Việt Nam đều theo dõi được hiện tượng này nhưng với thời tiết mây mù như hôm nay thì rất khó quan sát”, ông Sơn nói.

Nguyệt thực toàn phần không phải hiện tượng quá hiếm gặp nhưng nó xảy ra đồng thời với siêu trăng trong hôm nay là điều rất kỳ thú. Đây được cho là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm 2018.

Minh Tuệ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Đừng bỏ lỡ Trăng xanh, Siêu trăng, Nguyệt thực cùng xảy ra đêm nay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ