Thứ sáu, 19/04/2024 20:42 (GMT+7)

Giờ Trái đất 2020: Hãy tắt đèn vào ngày 28/3!

MTĐT -  Thứ ba, 17/03/2020 16:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bắt nguồn từ một sự kiện tắt đèn mang tính biểu tượng tại thành phố Sydney, Úc do WWF khởi xướng vào năm 2007, Giờ Trái Đất đã trở thành một phong trào môi trường có quy mô lớn nhất thế giới.

Vào mỗi ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm, hàng triệu người tại tất các các châu lục lại cùng nhau tắt đèn để thể hiện sự quyết tâm ngăn chặn biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường thiên nhiên.

Năm 2019 đã có 188 quốc và và vùng lãnh thổ, hơn 7.000 thành phố trên thế giới tham gia Giờ Trái Đất và hơn 2 tỷ lượt tương tác trên các kênh mạng xã hội.

Biến đổi khí hậu vẫn đang là một thách thức lớn đối với chúng ta. Nhưng hiện nay, có một vấn đề nghiêm trọng khác cũng đang diễn ra trên trái đất, đe doạ tới sự sống còn của các loài, trong đó có con người: mất đa dạng sinh học và môi trường thiên nhiên.

Trong suy nghĩ của nhiều người, thiên nhiên xa xôi và không liên quan tới cuộc sống của họ. Nhưng sự thực là thiên nhiên chính là một hệ thống hỗ trợ sự sống của hành tinh và cho chúng ta tất cả những gì thiết yếu nhất để tồn tại, từ không khí chúng ta thở, nguồn nước chúng ta uống và thức ăn hàng ngày của chúng ta. Và quan trọng hơn cả, thiên nhiên chính là đồng minh mạnh mẽ nhất giúp chúng ta chống lại biến đổi khí hậu.

Chúng ta đang đưa hành tinh này đến bờ vực. Chỉ trong hơn 40 năm qua, quần thể các loài động vật có xương sống đã suy giảm một cách đáng kinh ngạc – hơn 60%. Khí hậu trở nên bất ổn, sông biển cạn kiệt, đất cằn và rừng rỗng. Nhưng buồn thay, rất ít người hiểu được sự suy giảm của đa dạng sinh học sẽ tác động thế nào đối với cuộc sống hàng ngày của mình.

Chính vì vậy, kể từ 2018, Giờ Trái Đất trở thành chiến dịch nâng cao hiểu biết của mọi cá nhân, tổ chức về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và thiên nhiên đối với cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng ta cần phải hiểu tại sao thiên nhiên có vai trò sống còn đối với sức khoẻ, sự thịnh vượng và phát triển của loài người và tại sao chúng ta cần hành động ngay lập tức.

Tại Việt Nam, lần đầu tiên Giờ Trái Đất được WWF tổ chức vào năm 2009 với sự tham gia của sáu tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Trong các năm tiếp theo, chương trình đã được tổ chức trên toàn quốc với 63 tỉnh thành tham gia và hàng trăm ngàn cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức hưởng ứng. Từ năm 2012-2019, Bộ Công thương là đơn vị chủ trì tổ chức Giờ Trái Đất với sự hỗ trợ kỹ thuật từ WWF.

Ngày 16/3, Bộ TN&MT ban hành Công văn số 1348/BTNMT-TĐKTTT về việc hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2020 với nhiều điểm mới và nhiều hoạt động quan trọng, ý nghĩa lớn.

Để cổ vũ, lan toả và truyền tải các nội dung, thông điệp, ý nghĩa trên đến các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng xã hội và thực tiễn tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm. Theo đó, Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2020 chủ yếu thông qua truyền thông trực tuyến, báo chí, truyền hình và trên nhiều nền tảng truyền thông.

Thứ nhất, tuyên truyền, vận động các thành viên gia đình nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa và túi ni - lông; không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc động vật hoang dã và các hoạt động thiết thực khác để góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ hai, tăng cường xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách, dự án, công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống dân sinh.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phương thức trực tuyến để quảng bá, tuyên truyền chủ đề, thông điệp Giờ Trái đất; hướng dẫn tăng cường thời lượng, dung lượng đăng phát về chủ đề ứng phó với biến đối khí hậu gắn với bảo vệ môi trường; phát triển năng lượng sạch, thân thiện môi trường…

Thứ tư, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, góp phần hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh có tính chất truyền nhiễm cao.

Thứ năm, mỗi người dân, gia đình, cơ quan, đơn vị căn cứ điều kiện thực tế cùng tham gia tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30 ngày 28 tháng 03 năm 2020 (Thứ Bảy).

Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT cho biết, chủ đề và thông điệp Giờ Trái đất năm 2020 có tính lan tỏa cao, tập trung các hoạt động nhằm nâng cao hành vi để tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; tái sử dụng và tái chế chất thải, chống rác thải nhựa, bảo vệ động vật hoang dã... Qua đó, cùng cộng đồng quốc tế thực hiện tốt hơn với các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh xanh.

Bạn đang đọc bài viết Giờ Trái đất 2020: Hãy tắt đèn vào ngày 28/3!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...