Thứ sáu, 19/04/2024 08:32 (GMT+7)

Hà Nội thiếu hụt kinh phí triển khai bảo tồn đa dạng sinh học

Diệp Anh -  Thứ ba, 16/04/2019 16:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo báo cáo của TP Hà Nội hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn ra, trong khi đó nguồn tài chính rất hạn hẹp.

Bảo vệ các cá thể rùa giải Sin-hoe, loại cực kỳ nguy cấp và quý hiếm
Tại báo cáo tổng kết 10 năm triển khai Luật Đa dạng sinh học (ĐDSH) trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy trong Sách đỏ Việt Nam (2017) và Sách đỏ thế giới (IUCN, 2016) cá thể rùa giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) là loại cực kỳ nguy cấp, quý hiếm. Đến tháng 1/2016 trên thế giới chỉ còn 4 cá thể gồm 2 cá thể (1 cá thể đực và 1 cá thể cái) tại Vườn thú Tô Châu - Trung Quốc. Tại Trung Quốc, việc bảo tồn ghép đôi sinh sản 2 cá thể đã tiến hành nhưng chưa đưa lại kết quả như mong đợi.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm được phát hiện tại hồ Xuân Khanh (trái) và một loài rùa khác tại hồ Đồng Mô (phải). Ảnh: ATP.

Và ở Việt Nam có 2 cá thể, 2 cá thể này được Chương trình bảo tồn rùa châu Á ATP xác nhận từ năm 2007, trong đó 1 cá thể tại hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây) và 1 cá thể tại hồ Hoàn Kiếm. Trong những năm qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm đến bảo tồn loài rùa mai mềm, cực kỳ nguy cấp, quý hiếm này. Năm 2011 thành phố đã tổ chức dẫn dụ và đưa Rùa Hoàn Kiếm lên bờ để chữa trị. Tuy nhiên, cá thể sinh sống tại hồ Hoàn Kiếm mất ngày 19/01/2016, sau đó được Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam xác định là cá thể đực, kết quả giám định mẫu ADN là loài Rafetus swinhoei.

Hiện tại Việt Nam chỉ còn duy nhất 1 cá thể tại hồ Đồng Mô, nhưng cũng chưa xác định được tuổi và giới tính... Đến tháng 5/2017 Chương trình ATP đã chụp ảnh được 1 cá thể rùa mai mềm cỡ lớn tại hồ Xuân Khanh. Kết quả từ kỹ thuật thu mẫu môi trường (eDNA) đã giúp xác nhận sự tồn tại của giải Sin-hoe tại hồ Xuân Khanh.

Để bảo tồn các cá thể rùa quý hiếm này, ngày 22/10/2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 200/KH-UBND về Bảo tồn cá thể Giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm) tại các hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.

Theo kế hoạch trong thời gian tới, thành phố sẽ nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị bắt Rùa tai đỏ; Tuyên truyền về tác hại của Rùa tai đỏ. Thử nghiệm bắt Rùa tai đỏ tại hồ thử nghiệm bằng thiết bị do Sở Khoa học và Công nghệ và một số đơn vị khác thiết kế, chế tạo để rút kinh nghiệm; Bắt Rùa tai đỏ tại hồ Hoàn Kiếm.

Mua bán động vật hoang dã vẫn diễn ra làm giảm nguồn tài nguyên về đa dạng sinh học

Theo đó, từ năm 2008 đến nay, thành phố Hà Nội đã xử lý 1.117 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quản lý Bảo vệ rừng và Quản lý lâm sản, tịch thu hơn 1.028,000 m3 gỗ quy tròn các loại; 3.756,04 kg động vật hoang dã và 6.118 cá thể động vật hoang dã (tính theo con). Đã xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước gần 21 tỷ đồng. 

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tiếp nhận cá thể động vật từ lực lượng chức năng khi xử lý đối tượng buôn bán trái phép.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn ra như: Hoạt động khai thác thủy sản bằng các thiết bị mang tính hủy diệt, mua bán động vật hoang dã vẫn còn diễn ra làm giảm nguồn tài nguyên về đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố. Việc buôn bán, nuôi trồng các loài sinh vật ngoại lai chưa được kiểm soát chặt chẽ....

Bên cạnh đó, kinh phí cho bảo tồn ĐDSH được lấy chủ yếu từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường (khoảng 1% NSNN). Trên thực tế, nguồn lực tài chính đầu tư cho ĐDSH này rất hạn hẹp nên không đủ để triển khai các hoạt động bảo tồn ĐDSH.

Thiếu kinh để triển khai các hoạt động như: điều tra cơ bản về ĐDSH, xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH; quan trắc, thống kê ĐDSH; phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; xây dựng, nâng cấp, cải tạo khu bảo tồn,…

Trong hoạt động bảo tồn ĐDSH, Khu bảo tồn được xác định là hạt nhân của công tác bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên các Ban quản lý hiện không có đủ trang thiết bị theo dõi quan trắc; dữ liệu điều tra về loài, hệ sinh thái lạc hậu, không được kiểm chứng và theo dõi cập nhật thường xuyên.

Theo định hướng thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố sẽ:

1. Tiếp tục Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên
2. Bảo tồn các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm
3. Bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa và các loài họ hàng hoang dại của các giống cây trồng, vật nuôi, các chủng vi sinh vật quý, hiếm:
4. Sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học
5. Kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học
6. Bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Bạn đang đọc bài viết Hà Nội thiếu hụt kinh phí triển khai bảo tồn đa dạng sinh học. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.