Thứ năm, 25/04/2024 22:35 (GMT+7)

Kiên Giang: Phát triển sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

Trương Anh Sáng -  Thứ năm, 08/10/2020 14:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỉnh chú trọng phát huy lợi thế từng nơi theo điều kiện tự nhiên để quy hoạch, phát triển sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2017-2020, tỉnh đã chuyển đổi 25.501 ha, trong đó, chuyển đổi 19.399 ha từ cơ cấu 02 vụ lúa ở khu vực ven biển vùng U Minh Thượng và Tứ giác Long Xuyên sang phát triển mô hình tôm - lúa cho hiệu quả kinh tế cao; Chuyển đổi 3.939 ha từ đất 02 vụ lúa sang phát triển mô hình lúa - màu, chuyên rau màu ở các huyện Giang Thành, Hòn Đất, U Minh Thượng, Giồng Riềng và thành phố Rạch Giá; Chuyển đổi 2.164 ha từ khu vực trồng lúa nhiễm phèn, kém hiệu quả sang phát triển cây ăn trái, hồ tiêu, khóm… ở Giang Thành, Hòn Đất, Rạch Giá, Châu Thành, Giồng Riềng, U Minh Thượng.

Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh phát triển bền vững

Phát triển các vùng trồng trọt tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực như lúa, rau màu, xoài, khóm, mía… giai đoạn 2017 - 2020 với diện tích sản xuất theo chuỗi tăng dần từ 65.770,2 ha năm 2017 đến năm 2018 là 74.705,6 ha, năm 2019 là 96.057,6 ha và ước trên 100.000 ha vào năm 2020. Đồng thời, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, sử dụng giống năng suất và chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu, áp dụng quy trình sản xuất tốt. Diện tích trồng trọt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn (GAP) năm 2017 là 231,15 ha; năm 2018 là 762,33 ha; năm 2019 là 497,63 ha; ước năm 2020 đạt 1.515 ha, các loại cây trồng được chứng nhận là lúa, rau màu, tiêu, khóm, chuối, xoài.

So với trước năm 2017, thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2017-2020 đã phát huy lợi thế từng nơi theo điều kiện tự nhiên để quy hoạch, phát triển sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, ổn định diện tích gieo trồng lúa đạt 711.000 ha ở vùng sản xuất có hiệu quả, đảm bảo sản lượng lương thực năm 2020 ước đạt 4,295 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó đã phát triển các mô hình kết hợp lúa - tôm, lúa - màu, cây ăn trái, cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững. Các vùng sản xuất nông sản tập trung sản phẩm đạt chất lượng cao, từng bước tạo được thương hiệu và tiềm năng sẽ còn phát triển cả về không gian sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Lĩnh vực chăn nuôi phát triển chậm, nhưng ổn định về số lượng và cơ cấu giống vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển đàn heo theo hướng kết hợp giữa ổn định tổng đàn với nâng cao trình độ chăn nuôi theo hướng tập trung. Phát triển đàn vịt, gà theo hướng an toàn sinh học, quản lý chặt chẽ mô hình nuôi vịt chạy đồng… Đến nay, toàn tỉnh có 87 trang trại, còn lại là nuôi theo hộ gia đình chăn nuôi heo, bò, gia cầm; có 16 cơ sở giết mổ gia súc tập trung thuộc thị trấn, thành phố và 29 cơ sở giết mổ gia súc tập trung thuộc các xã, 48 điểm giết mổ kiểm tra đóng dấu kiểm soát giết mổ tại chợ thuộc vùng nông thôn, 06 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung thuộc thị xã, thị trấn, thành phố được bố trí riêng biệt trong cơ sở giết mổ gia súc. Đến nay đã kiểm soát được trên 90% lượng sản phẩm động vật phục vụ nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của tỉnh.

Đáng kể, tình hình dẫn dụ, nuôi chim yến tiếp tục phát triển mạnh. Toàn tỉnh hiện có 2.422 nhà nuôi chim yến. Sản lượng yến sào thu hoạch ước đạt 13,4 tấn. Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị giai đoạn 2017-2020 được 3.380 ha, trong đó có 3.072,1 ha diện tích tôm nuôi được chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia trong nuôi tôm như: GAP, GlobalGAP, ASC. Từng bước áp dụng công nghệ trong nuôi tôm để phát triển nhanh hình thức nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên và phát triển mới ở vùng U Minh Thượng đến năm 2020 tăng 168,60% về diện tích và tăng 242,89% về sản lượng so với năm 2016.

Cơ sở hạ tầng sản xuất cũng từng bước được đầu tư hoàn thiện. Hệ thống thủy lợi cơ bản hoàn thành, hệ thống kênh thoát lũ dẫn ngọt vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu đáp ứng tưới tiêu, ngăn mặn để sản xuất 2 vụ lúa ổn định, trong đó khoảng 90.000 ha có khả năng sản xuất 3 vụ/năm. Công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản hoàn thành một số bờ bao, cống phân ranh mặn ngọt ở huyện Gò Quao phục vụ tốt yêu cầu chuyển đổi sản xuất.

Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh rất được quan tâm, xây dựng như: Kênh Cụt, Cà Lang, Đập Đá đã sử dụng thiết bị vận hành bằng xi lanh thủy lực, điều khiển bằng hệ thống điện; các cống chuẩn bị xây dựng cũng áp dụng công nghệ này. UBND tỉnh đã chỉ đạo cải tạo các cống sử dụng cửa van vận hành tự động theo thủy triều thành cửa van vận hành chủ động và hệ thống kết nối, tự động hóa công tác vận hành (SCADA) tại các cống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Công tác duy tu, sửa chữa các cống ngăn mặn trên tuyến đê biển kịp thời và thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các cống để đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt.

Ngoài ra, bằng nguồn vốn thủy lợi phí, vốn Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã đầu tư kiên cố hóa, nạo vét 2.704 km kênh mương; quy hoạch cải tạo, nâng cấp 609 công trình thủy lợi nội đồng và có 1.252 trạm bơm, trong đó trên 240 trạm bơm điện vừa và nhỏ được xây dựng mới.

Bạn đang đọc bài viết Kiên Giang: Phát triển sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.