Thứ bảy, 20/04/2024 05:55 (GMT+7)

Microsoft sẽ trở thành công ty không chất thải vào năm 2030

MTĐT -  Thứ năm, 06/08/2020 17:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, Microsoft tuyên bố tất cả hoạt động, sản phẩm và bao bì trực tiếp của Microsoft sẽ không lãng phí vào năm 2030.

Theo Neowin, Microsoft tuyên bố tất cả hoạt động, sản phẩm và bao bì trực tiếp của Microsoft sẽ không lãng phí vào năm 2030. Để làm điều này, công ty sẽ giảm “gần như tất cả chất thải” khi tạo ra và tái sử dụng hoặc tái chế chất thải từ các hoạt động và sản phẩm của mình.

Mục tiêu là đến năm 2030, việc sản xuất các thiết bị và hộp đựng Surface đều dựa trên vật liệu có thể tái chế, cùng việc loại bỏ 90% chất thải có nguồn gốc từ các cơ sở và trung tâm dữ liệu của công ty.

Cam kết này đòi hỏi một loạt bước, bắt đầu bằng việc giới thiệu các trung tâm hình tròn, đặt bên cạnh các cơ sở và khu vực trung tâm dữ liệu. Khi ngừng hoạt động một máy chủ, các trung tâm hình tròn sẽ cho phép Microsoft xác định tại chỗ bộ phận nào có thể được tái chế, tái sử dụng hoặc bán.

Microsoft đã thí điểm khái niệm này tại trung tâm thông tin Amsterdam, Hà Lan và cho biết họ đã giảm thời gian ngừng hoạt động của máy chủ, tăng tính sẵn sàng của các bộ phận mạng của công ty, các đối tác và cũng giảm chi phí vận chuyển các máy chủ mới đến những trung tâm này. Microsoft cho biết, các trung tâm này có thể tăng khả năng tái sử dụng các máy chủ và linh kiện của mình lên 90% vào năm 2025.

Microsoft cũng tuyên bố rằng họ sẽ loại bỏ nhựa sử dụng một lần ra khỏi bao bì của các sản phẩm kinh doanh chính được tiến hành giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, cũng như trong các trung tâm dữ liệu của mình vào năm 2025.

Các biện pháp khác bao gồm nỗ lực xây dựng dữ liệu tốt hơn về rác thải để có thể phân tích và hiểu rõ tác động của rác thải một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, một khoản đầu tư 30 triệu USD từ quỹ đầu tư “Closed Loop Partners” nhằm tăng tốc việc phát triển các sản phẩm giúp giảm rác thải trong các ngành khác nhau; các công nghệ sẽ giúp khách hàng của Microsoft hiểu rõ hơn lượng rác mà họ đang thải ra; và huy động sự hỗ trợ của nhân viên trong tập đoàn bằng cách tạo ra một bảng dữ liệu về rác thải nội bộ cũng như các cuộc thi nội bộ để khuyến khích nhân viên giảm lượng rác thải của chính họ.

Với việc bổ sung cam kết này bên cạnh mục tiêu trở thành một công ty có lượng cacbon âm tính vào năm 2030, những nỗ lực nhằm chống biến đổi khí hậu của Microsoft là rất đáng khen ngợi.

Trước đó, Microsoft vừa chính thức công bố mục tiêu và kế hoạch giảm thiểu và xóa bỏ dấu chân carbon. Theo đó, vào năm 2030, lượng carbon Microsoft cam kết thải ra sẽ là con số âm và vào năm 2050, công ty mong muốn sẽ bù lại được lượng carbon đã thải ra trực tiếp hoặc qua việc sử dụng điện năng kể từ lúc thành lập vào năm 1975.

“Xét về nỗ lực hướng tới sự cân bằng trong lượng carbon thải ra, chúng tôi tin rằng những tập đoàn có khả năng giảm thiểu carbon nhanh hơn và nhiều hơn số đông nên tích cực triển khai. Đó là lý do chúng tôi công bố mục tiêu và kế hoạch giảm thiểu và xóa bỏ dấu chân barbon của Microsoft,” chủ tịch Microsoft Brad Smith phát biểu trong thông cáo phát đi hồi đầu năm 2020.

Để thực hiện cam kết, Microsoft dự định sẽ chuyển qua sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các trung tâm thông tin, tòa nhà và văn phòng vào năm 2025. Đến năm 2030, công ty sẽ chuyển sang dùng các phương tiện vận chuyển điện trong các khuôn viên doanh nghiệp trên toàn cầu, đồng thời tiến tới đạt chứng chỉ tòa nhà xanh LEED Platinum cho trụ sở tại Silicon Valley.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Microsoft sẽ trở thành công ty không chất thải vào năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...