Thứ bảy, 20/04/2024 17:13 (GMT+7)

Mới có 22 trạm quan trắc tự động truyền dữ liệu về cơ quan quản lý

Diệp Anh -  Thứ sáu, 26/04/2019 10:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong thời gian qua Hà Nội đã tăng cường công tác quan trắc, giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên kết quả vẫn còn khiêm tốn.

Việc xây dựng các trạm quan trắc để nhằm cung cấp số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí; môi trường nước. Công bố thông tin về chất lượng môi trường không khí, nước tạo cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và lập quy hoạch chính sách về bảo vệ môi trường Thủ đô.

Hà Nôi mới có 4 đơn vị ở khu công nghiệp, 1 đơn vị cụm công nghiệp lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường tự động.

Theo đó, từ tháng 12/2016, thành phố đã đưa vào vận hành 10 trạm quan trắc không khí tự động (gồm 2 trạm cố định và 8 trạm cảm biến) tại các khu vực: Trung Yên 3, Minh Khai, Hàng Đậu, Hoàn Kiếm, Kim Liên, Mỹ Đình, Phạm Văn Đồng, Thành Công, Tân Mai, Tây Mỗ. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí được công bố công khai trên website cùa UBND Thành phổ Hà Nội (http://hanoi.gov.vn) và website của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (http://tnmtnd.hanoi.gov.vn/).

Đối với quán trắc nước mặt, thành phố đã tổ chức quản lý, vận hành 6 trạm quan trắc nước mặt tự động (gồm trạm quan trắc sông Nhuệ, sông Cầu Bây, sông Tô Lịch, Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm và trạm quan trắc khu XLCT Nam Sơn), truyền số liệu về Trung tâm truyền nhận, xử lý, quản lý dữ liệu quan trắc môi trường của thành phố và truyền về các trạm quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường để phục vụ công tác quản lý Nhà nước.

Riêng về giám sát nguồn xả thải của các đơn vị, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu các đơn vị có phát sinh nguồn xả thải lớn trên 1.000 m3/ngày đêm phải lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động. Từ đó truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Sở đã tiến hành rà soát, thống kê và lập danh sách 29 đơn vị phải lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên mới có 22 đơn vị, trạm quan trắc tự động truyền dữ liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm 2 trạm quan trắc nước mặt, 11 trạm quan trắc nước thải và 9 trạm quan trắc không khí tự động để giám sát.

22 đơn vị này gồm 4 đơn vị ở khu công nghiệp, 1 đơn vị cụm công nghiệp, 2 đơn vị là doanh nghiệp (nằm bên trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp), ngoài ra còn có 10 nhà máy xử lý nước thải, 5 trạm quan trắc nước mặt tự động. 

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội về kết quả thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai xây dựng nhiều công trình hạ tầng nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong đó, TP Hà Nội đang vận hành thường xuyên 8 nhà máy xử lý nước thải, bao gồm: Yên Sở (200.000m3/ngày-đêm); Bắc Thăng Long - Vân Trì (42.000m3/ngày - đêm); Hồ Tây (15.500m3/ngày-đêm); Bảy Mẫu (13.300m3/ngày-đêm); Kim Liên (3.700m3/ ngày - đêm); Trúc Bạch (2.300m3/ngày-đêm); Cầu Ngà (20.000m3/ngày-đêm).

Riêng Nhà máy xử lý nước thải tại Sơn Đồng (8.000m3/ngày-đêm) đã vận hành chạy thử nghiệm trong quý IV năm 2018, có tổng công suất thiết kế là 304.800m3/ngày - đêm) bảo đảm chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Mới có 22 trạm quan trắc tự động truyền dữ liệu về cơ quan quản lý. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.