Thứ sáu, 19/04/2024 23:31 (GMT+7)

Mưa đá là gì? Tại sao mưa đá lại thường xảy ra vào mùa xuân?

MTĐT -  Thứ tư, 04/03/2020 12:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mưa đá là hiện tượng thời tiết nguy hiểm, có nhiều dạng và được hình thành trong các đám mây đối lưu gây thiệt hại nặng nề đến người và hoa màu,...

Vào cuối mùa đông và trong mùa hè, khi nhiệt độ không khí lên cao, những cơn mưa thường quăng xuống mặt đất vô số hạt băng hình cầu, hình côn và các hình dạng khác. Người ta gọi chúng là mưa “đá”.

 Vậy mưa đá là gì?

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Nước bị đóng thành viên băng nhỏ trước khi rơi xuống đất. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Nguyên nhân là do sự bất ổn định trong không khí khi 2 luồng khí nóng và lạnh tiếp xúc với nhau, ở những nơi có khí hậu nóng bức vào ban ngày và lạnh vào ban đêm dễ xảy ra hiện tượng mưa đá hơn. Sự đối lưu của không khí càng bị kích thích do xung đột giữa 2 luồng khí nóng và lạnh.

Mưa đá thường xuất hiện vào mùa xuân.

Vào mùa nóng ẩm, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao. Khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng trên lạnh, rất không ổn định. Lúc này hiện tượng đối lưu mãnh liệt phát sinh, tạo ra những đám mây vũ tích có khả năng gây mưa đá.

Tại tầng khí quyển cao hơn, nhiệt độ của những đám mây là – 20oC và hơi nước bốc lên từ tầng thấp sẽ đóng băng, ngày càng tăng khối lượng và rơi xuống, mặc dù trên đường rơi xuống đã tan dần thành mưa nhưng trong điều kiện có 1 lớp không khí lạnh xen giữa làm các giọt nước đã tan ra đóng băng trở lại. Thêm phần hơi nước bốc lên từ dưới sẽ bị đông lại khi gặp không khí lạnh tích góp làm tăng kích thước cho viên đá và khi đủ nặng nó sẽ rơi xuống thành mưa đá.

Khi có sự thay đổi nhiệt độ từ trung bình tới thấp trên quãng đường hạt mưa rơi từ trên cao, cụ thể là khi mưa rơi qua một lớp không khí lạnh có nhiệt độ dưới nhiệt đông đặc của nước là 0°C, lớp không khí này nằm ở độ cao khác nhau sẽ có những hiện tượng mưa khác nhau.

Mưa đá xuất hiện khi lớp không khí này cách mặt đất khoảng từ 900 – 1200m, nếu vượt qua độ cao này thì xảy ra hiện tượng tuyết rơi và khi ở dưới độ cao này thì sẽ có mưa băng.

Vì sao mưa đá thường xuấthiện vào mùa xuân?

Theo Zing, lý giải hiện tượng này, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết mưa đá hình thành bên trong những đám mây đối lưu, bao gồm các hạt băng có kích thước khác nhau.

Hầu hết vùng miền ở nước ta đều nằm trong khu vực bán sơn địa, miền Bắc lại thường phải chịu tác động của các đợt không khí lạnh mạnh tràn về kết hợp với gió hội tụ tây nam trên cao. Chính sự kết hợp này hình thành nên mưa đá.

Hiện tượng mưa đá cũng thường xuất hiện trong các tháng chuyển tiếp giữa thời tiết lạnh sang nóng hoặc ngược lại. Các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các phân tử ở 2 khối không khí có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây mưa rào và dông, kèm theo mưa đá.

Những ngày cuối tháng 2, miền Bắc đã đón một đợt nắng ấm lên đến 27-29 độ C, một số thời điểm oi nóng như mùa hè. Vì vậy, khi có tác động của không khí lạnh mang theo hơi ẩm tràn xuống đột ngột, khu vực xảy ra hiện tượng mưa dông, sấm chớp và một số nơi xảy ra mưa đá.

Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng dự báo Thời tiết (Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương), cho biết đợt không khí lạnh này khá yếu và chỉ gây rét cho các tỉnh miền Bắc trong 1-2 ngày. Nền nhiệt thấp nhất tại đồng bằng ở ngưỡng 14-17 độ C, trạng thái mưa rét kéo dài đến hết ngày 4/3.

Đến ngày 5/3, mưa giảm và nhiệt độ bắt đầu có xu hướng tăng nhanh. Những ngày sau đó, khu vực tiếp diễn kiểu thời tiết nắng ấm và đến ngày 9/3, nền nhiệt tại đồng bằng có thể tăng lên ngưỡng 29-32 độ C. Một số nơi ở Tây Bắc Bộ khả năng xảy ra nắng nóng cục bộ khi nhiệt độ lên đến 33-35 độ C.

Xu hướng nhiệt độ cao, sau đó là các đợt không khí lạnh có độ ẩm lớn ảnh hưởng ngắn ngày sẽ gây ra sự xáo trộn không khí mạnh mẽ. Trong tháng 3, khu vực có thể tiếp tục xuất hiện những trận mưa rào và dông, khả năng kèm theo mưa đá như tối 2/3”, ông Năng cho biết.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Mưa đá là gì? Tại sao mưa đá lại thường xảy ra vào mùa xuân?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...