Thứ bảy, 20/04/2024 10:27 (GMT+7)

Ninh Thuận lại quay quắt vì nắng hạn kéo dài

MTĐT -  Thứ tư, 22/04/2020 14:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngay từ giữa tháng 3 nắng nóng liên tục diễn ra ở các tỉnh Nam Trung bộ, khiến nhiều sông suối, ao hồ bị khô kiệt.

Nhiều sông suối, ao hồ bị khô kiệt.

Năm 2020, dự báo tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ khá gay gắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Hạn hán cũng khiến tình trạng thiếu thức ăn và nước uống cho đàn gia súc đang diễn ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

Ngay từ giữa tháng 3 nhưng nắng nóng liên tục diễn ra ở các tỉnh Nam Trung bộ, khiến nhiều sông suối, ao hồ bị khô kiệt.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, toàn tỉnh có 20 nhà máy cấp nước sạch nằm trải đều ở các huyện Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam, Ninh Sơn, Ninh Hải, theo thiết kế phục vụ tốt cho gần 38.000 hộ dân. Thế nhưng các nhà máy này cũng dần khô kiệt do tác động của thời tiết, lượng nước ngầm suy giảm mạnh. Đến giữa tháng 4/2020 việc cấp nước sinh hoạt khó khăn.

Để giải hạn trong tình thế cấp bách, Công ty cổ phần Cấp nước Ninh Thuận phải xin hồ Đơn Dương (Lâm Đồng) xả qua Nhà máy thủy điện Đa Nhim dẫn về TP Phan Rang-Tháp Chàm để xử lý nước thô thành nước sạch cung cấp cho cuộc sống người dân. Nhưng lượng nước ở hồ Đơn Dương cũng đứng trước nguy cơ tụt giảm.

Theo Trung tâm nước sạch Ninh Thuận, cấp bách là cung cấp nước để người dân ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy nước phải lấy thêm từ sông, suối về xử lý. Giờ sông, suối cũng cạn kiệt nên tất cả phải đồng lòng thực hiện các giải pháp cần thiết. Người dân thì tuân thủ sử dụng tiết kiệm, Nhà nước thì đẩy mạnh nạo vét, khơi thông sông, suối, tìm kiếm thêm nước ngầm.

Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Thuận đề nghị Ban Xây dựng năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước tỉnh Ninh Thuận vận hành có hiệu quả các hệ thống cấp nước Phước Đại - Phước Thành; Tà Nôi; Phước Trung.

Với trên 320.000 con dê, cừu; 120 trang trại chăn nuôi bò, dê, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận khuyến cáo người dân, các chủ hộ chăn nuôi lan tỏa phong trào tiết kiệm nước. Tuyệt đối không tăng đàn, mở rộng trang trại trong thời điểm này. Bên cạnh đó, ở những khu vực hồ đập đã cạn kiệt, đồng cỏ không còn nhiều chủ các trang trại nên xuất bán vật nuôi đã đến tuổi trưởng thành để giảm số lượng. Bên cạnh đó, những vật nuôi có biểu hiện bệnh tật cần xử lý ngay, tránh lây lan.

Tình trạng khô hạn này kéo dài, khiến nhiều diện tích cây trồng bị khô héo, mất trắng. Tại tỉnh Ninh Thuận, từ khi gieo sạ đến nay, một thửa ruộng mới chỉ tưới được một lần nước. Đó là lúc cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, cách đây cũng đã 2 tháng. Từ đó đến nay, trời không mưa, kết hợp với nắng nóng kéo dài khiến kênh, mương, công trình thủy lợi rơi vào tình trạng khô kiệt. Do vậy, đến lúc này, cây lúa đã ở giai đoạn trổ, nhưng người dân đành phải cắt bỏ cho bò ăn.

Năm 2019, lượng mưa ở tỉnh Ninh Thuận thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Lượng nước tích được ở các hồ chứa, công trình thủy lợi, bề mặt sông suối cũng ít hơn cùng kỳ. Năm 2020, nắng nóng diễn ra sớm hơn, khiến tình trạng thiếu nước sản xuất xảy ra trên diện rộng. Hiện lượng nước tích được ở 21 hồ chứa của tỉnh Ninh Thuận chỉ còn khoảng 25% dung tích. Trong đó, có đến 15 hồ đã cạn trơ đáy.

Ninh Thuận được biết đến là một tỉnh khô hạn với lượng mưa ít nhất cả nước với chỉ khoảng 700-800 mm một năm.

Nguyên nhân chính là do tính khắc nghiệt của địa hình tỉnh Ninh Thuận. Bốn bề vây quanh bởi núi non kéo dài ra tận biển khiến vùng đất này như lọt thỏm bên trong một hình cung khép kín.

Do đó, các loại gió mùa không thể tác động giúp đem lượng hơi ẩm từ đại dương vào đất liền gây mưa.

Hơn nữa, bờ biển Ninh Thuận chạy đúng theo hướng gió tây nam nên ít nhận ảnh hưởng của loại gió gây mưa vào mùa hạ này, trong khi gió mùa đông bắc không đủ mạnh khi về đến cực Nam Trung Bộ.

Ngược lại, Ninh Thuận lại chịu tác động của hiệu ứng phơn, gần giống như hiện tượng gió lào ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Gió tây nam mang hơi ẩm gây mưa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua những quả núi đến Ninh Thuận thì chuyển sang khô nóng.

Đặc biệt, hiện tượng nước trồi diễn ra từ vùng biển Ninh Thuận đến bắc Bình Thuận tạo nên sự khác biệt cho khí hậu nơi đây. Hiện tượng nước trồi xảy ra ở những nơi có đường bờ biển song song với hướng gió, thềm lục địa có độ dốc thích hợp, tồn tại của hệ dòng chảy lạnh ven bờ theo hướng Bắc - Nam và chịu ảnh hưởng ổn định về cường độ và hướng của gió mùa tây nam.

Khi đó, gió sẽ làm cho tầng mặt nước biển đang có nhiệt độ cao và độ muối thấp ở vùng ven bờ bị đẩy ra xa. Đồng thời, nước có nhiệt độ thấp và độ mặn cao từ các tầng sâu sẽ theo sườn dốc trồi lên vào các vùng ven bờ bù vào phần nước đã mất.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ninh Thuận lại quay quắt vì nắng hạn kéo dài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ