Thứ năm, 25/04/2024 01:38 (GMT+7)

Nông nghiệp hữu cơ: Có thực làm giảm biến đổi khí hậu?

MTĐT -  Thứ tư, 03/02/2021 17:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) thường được cho là giúp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên gần đây trên Nature cho thấy NNHC không những không góp phần giảm BĐKH, mà còn tăng BĐKH

Canh tác hữu cơ ở Florida, Mỹ. Ảnh: National Geographic.

Do đặc thù không sử dụng thuốc trừ sâu, không hormone tăng trưởng, không phân bón hóa học…nên NNHC thường cho năng suất tương đối thấp. Nên để duy trì cùng một năng suất giống như nông nghiệp truyền thống, NNHC buộc phải gia tăng diện tích canh tác.

Thường là các chủ trang trại NNHC phải phá rừng để lấy đất và sử dụng các cánh đồng cỏ vốn có tác dụng thu giữ carbon… để mở rộng diện tích canh tác nhằm bù lại sản lượng thấp này.

Theo tính toán từ ĐH Cranfield, Anh, NNHC giúp giảm trực tiếp khí nhà kính khoảng 5% từ chăn nuôi gia súc, khoảng 20% từ trồng cây lương thực trên một sản phẩm nhưng năng suất giảm 40%. Thiếu hụt sản lượng này buộc sẽ dẫn tới buộc phải nhập thêm thực phẩm từ nước ngoài để bù vào lượng lương thực thực phẩm bị thiếu. Và nếu một nửa diện tích đất đồng cỏ, nơi lưu trữ carbon phải chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu gia tăng đột biến diện tích canh tác thì sẽ làm tăng 21% lượng khí thải nhà kính [2] (để chuyển sang canh tác hữu cơ 100% sẽ cần thêm 1,5 lần diện tích đất để bù cho sự suy giảm sản lượng).

Một phân tích vào năm 2012 trên Nature communication xác định rằng năng suất canh tác hữu cơ thấp hơn từ 5% đến 34% so với nông nghiệp thông thường, tùy thuộc vào các loại cây trồng và các thực hành cụ thể. Ngoài ra, cũng một nghiên cứu trên Nature communication năm 2017 ước tính rằng việc chuyển sang canh tác hữu cơ sẽ tăng mức sử dụng đất từ 16% đến 33% [2].

Tác động phát thải của thịt, sữa và trứng được sản xuất từ chăn nuôi hữu cơ phức tạp hơn. Một mặt, động vật không thể lớn nhanh mà không có hormone, chất bổ sung và thức ăn thông thường, điều này có nghĩa là gia súc phải sống lâu hơn để tới thời điểm thu hoạch, đồng nghĩa với việc làm tăng khí CH4, một loại khí nhà kính. Mặt khác, việc cho phép động vật sống lâu hơn trên đồng cỏ có thể kích thích một số thực vật tăng trưởng và những thực vật này hấp thu CO2 [2], [3].

Những phát hiện này cung cấp thêm khuyến nghị rằng, nếu các nền nông nghiệp ở các quốc gia muốn phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm đáp ứng phân khúc nông sản chất lượng cao, thì cách tốt nhất phải là những thực hành không đòi hỏi phải chuyển đổi nhiều đất đai từ lâm nghiệp sang nông nghiệp, và vẫn đảm bảo năng suất nông nghiệp…

Theo Tiasang
Bạn đang đọc bài viết Nông nghiệp hữu cơ: Có thực làm giảm biến đổi khí hậu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành