Thứ sáu, 29/03/2024 16:17 (GMT+7)

Núi lửa phun trào ảnh hưởng thế nào đến biến đổi khí hậu?

MTĐT -  Thứ hai, 11/06/2018 16:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các nghiên cứu, núi lửa phun trào có thể tạo điều kiện cho El Nino xuất hiện hay làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu…

Núi lửa phun trào tạo điều kiên El Nino xuất hiện

Theo các chuyên gia về thời tiết ở ĐH Virginia, Mỹ những trận phun núi lửa liên tiếp có thể tạo điều kiện để El Nino xuất hiện,

Nghiên cứu này trước hết cung cấp những thống kê bổ sung những lý thuyết về phóng xạ nguyên tử núi lửa có thể ảnh hưởng đến khí hậu trên toàn thế giới khi mà hàng tấn tro phun ra từ núi lửa tồn tại ở tầng khí quyển trên cao trong một thời gian.

Các chuyên gia về thời tiết do Brad Adams của ĐH ở Virginia, Mỹ xem xét cách gọi là các chất chỉ thị địa chất - bụi giữ gìn băng ở trung tâm các cực (như ở các vành đai cây và san hô phát triển) có thể phản ứng lại một cách đột ngột những thay đổi của khí hậu. Và so sánh chúng với những ngày núi lửa hoạt động trong năm 1649.

Họ đã tìm ra “một câu trả lời quan trọng về hiện tượng El Nino trong nhiều năm” và nó gần giống như một ngọn núi lửa lớn đang hoạt động trong vùng nhiệt đới.

“Kết quả ban đầu này tạo ra một sự trùng lặp về khả năng xảy ra về hiện tượng El Nino xuất hiện vào mùa đông sau khi núi lửa hoạt động”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Hiện tượng El Nino ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Ảnh: Globalissues.

Làm chậm biến đổi khí hậu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore, bang California (Mỹ), núi lửa phun trào làm bắn ra những hạt bụi lưu huỳnh nhỏ, hay còn gọi là aerosols, lên không trung, nơi các phân tử này hoạt động như một tấm gương phản chiếu tia nắng Mặt trời và nhờ đó ngăn chặn tình trạng tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái đất.

Trong bài viết trên tạp chí "Khoa học địa lý tự nhiên" (Nature Geoscience), Tiến sĩ Benjamin Santer cho biết, do không tính đến tác động của các vụ núi lửa phun trong những năm đầu thế kỷ XXI, nên các nghiên cứu trước đây đã đưa ra mức dự báo quá cao về tình trạng ấm lên của tầng đối lưu ghi nhận được kể từ năm 1998. Tiến sĩ Santer cho rằng để có được kết quả chính xác hơn, cần phải tính tới tác động cụ thể của các vụ núi lửa phun khi lập các mô phỏng mẫu khí hậu.

Các nghiên cứu đã cho thấy năm 1991, vụ núi lửa Pinatubo ở Philippines phun trào - được đánh giá là vụ núi lửa hoạt động lớn thứ hai trong thế kỷ 20 với hàng triệu tấn bụi và khí phun ra từ miệng núi lửa này lan tỏa trong vòng bán kính 21 dặm (khoảng hơn 30 km) - đã giúp nhiệt độ trung bình trên Trái Đất giảm 0,5 độ C trong hai năm sau đó.

Núi lửa phun trào dưới đáy biển cũng ảnh hưởng đến BĐKH

Các nhà địa chất học đến từ Đại học Columbia đã phát hiện ra rằng những núi lửa dưới lòng đại dương phun trào có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi khí hậu trên Trái đất. Bởi vì khi các hoạt động này diễn ra, một lượng lớn các loại khí sẽ được đưa lên bầu khí quyển của hành tinh xanh, trong đó có các-bon đi-ô-xít, loại khí chủ yếu gây nên sự nóng lên toàn cầu.

Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra các-bon đi-ô-xít, sự vận động của các núi lửa cũng đồng thời mang lại một màng khí aerosol khá dày, có tác dụng bảo vệ bầu khí quyển.

Chính vì thế, từ trước đến giờ, mọi người vẫn quan niệm rằng tác động từ núi lửa dưới lòng đại dương là trái chiều và gây ra rất ít ảnh hưởng cho bầu khí quyển. Nhưng, thực tế thì mọi việc đang trở nên nghiêm trọng hơn như vậy.

Tuy nhiên, theo Chris Colose, nhà khoa học khí hậu tại NASA, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào lượng chất phun ra khi núi lửa hoạt động: “Đa số các vụ phun trào không tác động đáng kể đến khí hậu nên chỉ có khu vực xung quanh gặp nguy hiểm. Để phân tích ảnh hưởng với khí hậu, yếu tố quan trọng cần chú ý không phải tro mà là lượng lưu huỳnh phát ra”.

Núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào. Ảnh: AFP/TTXVN.

Các loại khí như lưu huỳnh dioxit (SO2) được phun ra từ miệng núi lửa lẫn trong tro bụi. Số hợp chất lưu huỳnh này phản ứng trong không khí, tạo nên các chất phân tán ánh sáng Mặt Trời, làm Trái Đất lạnh đi. Mức độ làm lạnh phụ thuộc vào số lượng, độ cao và thành phần của chất đó. Các vụ phun trào núi lửa thậm chí có thể thay đổi lượng mưa trên Trái Đất.

Trên thực tế, đợt phun trào năm 1963 của núi lửa Agung từng làm giảm nhiệt độ toàn cầu 0,1 - 0,2 độ C trong một năm. Thảm họa này cũng khiến hơn 1.600 người trên đảo thiệt mạng dù chỉ là một vụ phun trào trung bình, theo Diana Roman, nhà địa chất tại Viện Khoa học Carnegie.

Sự kiện phun trào núi lửa gần đây nhất làm giảm nhiệt độ thế giới là núi lửa Pinatubo ở Philippines năm 1991. Đợt phun trào này thải khoảng 10 triệu tấn lưu huỳnh vào khí quyển, trong khi đợt phun trào năm 1963 của núi Agung chỉ là 6 triệu tấn.

Nhật Hạ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Núi lửa phun trào ảnh hưởng thế nào đến biến đổi khí hậu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.