Thứ sáu, 19/04/2024 09:19 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí có thể dẫn đến trầm cảm và tăng tỷ lệ tự tử

MTĐT -  Thứ năm, 09/01/2020 11:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo một nghiên cứu mới dựa trên các dữ liệu toàn cầu, những người sống trong bầu không khí ô nhiễm có tỷ lệ cao bị trầm cảm và tự tử.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, việc cắt giảm ô nhiễm trên toàn cầu có thể giúp hàng triệu người thoát khỏi trầm cảm. Ô nhiễm hạt trong nghiên cứu này là loại ô nhiễm được tạo ra từ các nhiên liệu hóa thạch dùng cho chạy ô tô, trong sinh hoạt dân dụng và trong công nghiệp. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí còn làm sa sút đáng kể năng lực trí tuệ và có mối liên hệ với chứng mất trí. 

Theo WHO, thành phố Skopje ở Bắc Macedonia là một trong những thủ đô ô nhiễm nhất của châu Âu.

Một nghiên cứu toàn diện trên toàn cầu vào đầu năm 2019 kết luận, ô nhiễm không khí có thể tàn phá mọi cơ quan nội tạng và gần như mọi tế bào trong cơ thể con người. Bằng chứng mới đã củng cố thêm lời kêu gọi giải quyết vấn nạn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là “tình trạng khẩn cấp về khí bẩn đe dọa sức khỏe cộng đồng”.

Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên

Một trong những đối tượng dễ bị ô nhiễm không khí tác động xấu đến sức khỏe nhất là trẻ em. Theo WHO, mỗi ngày 93% số trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới đang hít thở không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trẻ em tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 trong thời gian ngắn có nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm. 

Ngoài ra, các nhà khoa học tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, Anh đã chỉ ra rằng, học sinh nếu hít phải không khí ô nhiễm trước những kỳ thi, bài kiểm tra sẽ có kết quả điểm số thấp hơn.

Theo thống kê, thông thường phòng thi bị ô nhiễm không khí với mức độ PM10 là khoảng 75 micrograms/m3. Học sinh làm bài thi trong phòng này sẽ bị giảm khoảng 3,41% điểm số.

Không chỉ các nhà khoa học tại Anh đưa ra kết luận này, tại Israel, một nghiên cứu cũng chỉ ra lượng PM 2.5 trong không khí sẽ làm suy giảm đáng kể kết quả học tập của các học sinh, sinh viên. Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí sẽ khiến tuổi thọ của trẻ em ngày nay giảm trung bình 20 tháng, trong đó trẻ em ở khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khoảng 30 tháng. Đây là cảnh báo của các nhà khoa học Mỹ và Canada đưa ra.

Làm suy giảm trí tuệ, trí nhớ

Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng ô nhiễm không khí còn làm sa sút đáng kể năng lực trí tuệ và có mối liên hệ với chứng mất trí. Một nghiên cứu toàn diện trên toàn cầu vào đầu năm 2019 kết luận rằng ô nhiễm không khí có thể tàn phá mọi cơ quan nội tạng và gần như mọi tế bào trong cơ thể con người.

Dữ liệu được phân tích trong nghiên cứu mới đã tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và các phần tử ô nhiễm không khí nhỏ hơn 2,5micromet (tương đương 0,0025mm, còn gọi là PM2.5). Những người tiếp xúc với bụi ô nhiễm tăng mức 10 microgram trên một mét khối (µg/m3) ở cấp độ PM2.5 trong một năm hoặc hơn một năm sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 10%. Mức độ PM2.5 ở các thành phố dao động từ mức thấp như 6µg/m3 ở Ottawa (Canada) lên 114µg/m3 ở Delhi (Ấn Độ).

Tại các thành phố của Anh vào năm 2017, mức độ PM2.5 trung bình là 13µg/m3. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng việc hạ con số này theo mức giới hạn khuyến nghị 10µg/m3 của WHO có khả năng giảm trầm cảm ở các cư dân đô thị đi khoảng 2,5%.

Các dữ liệu liên quan đến nguy cơ tự sát là các dữ liệu về các phần tử bụi có kích cỡ lên tới mức 10 micromet (PM10). Các nhà nghiên cứu phát hiện ra hiệu ứng ngắn hạn, theo đó mức tăng 10µg/m3 trong 3 ngày có thể tăng nguy cơ tự sát lên thêm 2%.

Các nhà khoa học cho biết, những sự tăng nguy cơ dù nhỏ vẫn có thể gây hại cho nhiều người vì hơn 90% dân số toàn cầu sống trong môi trường không khí ô nhiễm dưới mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Gây tổn thương não, phá hoại sức khỏe tâm thần
Isobel Braithwaite, tại Đại học UCL ở London (Anh) – trưởng nhóm nghiên cứu, nói: “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng không khí ô nhiễm có thể gây tác hại lớn cho sức khỏe tâm thần của chúng ta, khiến cho việc làm sạch không khí chúng ta dùng để thở trở nên bức thiết hơn”.

Theo bà Braithwaite, việc đáp ứng giới hạn của EU trong việc ngăn ô nhiễm không khí có thể tạo khác biệt lớn. “Bạn có thể ngăn được 15% ca trầm cảm. Ở đây có mối quan hệ nhân quả. Tác động này là lớn vì trầm cảm là bệnh rất phổ biến và đang gia tăng”. Theo WHO, hơn 264 triệu người bị trầm cảm.

Braithwaite thông tin thêm: “Chúng tôi biết rằng các hạt nhỏ nhất trong không khí bẩn có thể tới được não thông qua đường mạch máu và mũi, và rằng không khí ô nhiễm có liên quan trong việc tăng nặng chứng viêm não, gây tổn thương cho tế bào thần kinh, và tạo ra những thay đổi trong việc sản sinh hormone gây căng thẳng – tất cả đều có liên hệ với tình trạng sức khỏe tâm thần kém”.

Joseph Hayes, đang làm việc tại UCL và cũng thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết: “Các bằng chứng cho thấy tự bản thân ô nhiễm đã làm tăng nguy cơ đối mặt với hậu quả là sức khỏe xấu”.

Nghiên cứu trên, được xuất bản trên tạp chí Environmental Health Perspectives, đã sử dụng các tiêu chí chất lượng nghiêm ngặt để lựa chọn và  tập hợp dữ liệu nghiên cứu từ 16 nước xuất bản từ trước cho tới năm 2017, tiết lộ mối liên hệ rất mạnh về mặt thống kê giữa không khí độc hại và tình trạng trầm cảm, tự tử.

Nghiên cứu trên được hậu thuẫn bởi các nghiên cứu gần đây, bao gồm nghiên cứu liên hệ tình trạng ô nhiễm không khí với “tỷ lệ tử vong cực cao” ở những người mắc rối loạn tâm thần và nguy cơ trầm cảm tăng lên 4 lần ở những người trẻ độ tuổi từ 13-19.

Cần bảo vệ sức khỏe trước tác động ô nhiễm không khí

Người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp hạn chế ra ngoài khi bầu không khí đang ô nhiễm nghiêm trọng.

Nếu có việc phải ra ngoài, người dân nên trang bị khẩu trang chống bụi PM 2.5 đạt chuẩn. Đóng kín các cửa sổ trong nhà, nên đi lại bằng ô tô hoặc xe bus.

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc đi bộ, đi xe đạp và có thêm không gian xanh không chỉ cắt giảm ô nhiễm không khí mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần của con người”.

PV

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí có thể dẫn đến trầm cảm và tăng tỷ lệ tự tử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.