Thứ năm, 25/04/2024 13:19 (GMT+7)

Tháng 6 là tháng nóng nhất trong vòng hơn 130 năm qua

MTĐT -  Thứ năm, 18/07/2019 14:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo dữ liệu được NASA công bố hôm 16/7, tháng 6/2019 là tháng nóng nhất trong vòng 139 năm, phá kỷ lục của tháng 6/2016.

Theo báo The Washington Post, Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus cũng đã xác định tháng 6/2019 là tháng ấm nhất đối với châu Âu và toàn cầu.

Giống như tháng 6, trong tháng 7 đã xảy ra một số thống kê nhiệt độ cao đáng chú ý, bao gồm ở Nunavut - Canada, nơi có người sinh sống thường trực ở cực Bắc trên trái đất. Nơi này đạt mức cao kỷ lục 21 độ C hôm 14/7, phá vỡ kỷ lục trước đó là 20 độ C. Ngoài ra, bang Alaska - Mỹ tuần trước đã công bố 2 ngày nóng nhất trong lịch sử, nổi bật bởi lần đầu tiên TP Anchorage lên đến 32,2 độ C.

Kỷ lục nắng nóng của tháng 6 và nửa đầu tháng 7 đã làm gia tăng dự đoán năm 2019 có thể lọt vào tốp 3 năm ấm nhất. Trong bối cảnh đó, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã phát hành cẩm nang hướng dẫn để giúp giới chức các thành phố chuẩn bị cho đợt nắng nóng và cứu được nhiều sinh mạng.

Tháng 6 vừa qua, nắng nóng hơn 40 độ C sẽ xuất hiện ở châu Âu. Tình trạng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người có thể là nguyên nhân gây ra đợt nắng nóng gay gắt này.

Trong đó miền Nam nước Pháp ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 45,9 độ C - cao hơn 4 độ C so với mức nhiệt trung bình. Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình máy tính trong 3 ngày từ ngày 26-28/6 vừa qua để tính toán các mức nhiệt độ mà họ dự báo. Mức nhiệt độ kỷ lục mới của Pháp, được ghi nhận tại Gallargues-le-Montueux ở miền Nam nước này, cao hơn gần 2 độ C so với kỷ lục trước đó vào tháng 8/2003.

Nắng nóng dẫn đến tình trạng tình trạng thiếu nước xảy ra tại nhiều nơi đã tác động không nhỏ tới cuộc sống người dân các nước cũng như cuộc sống của các động vật hoang dã. Các vườn nho và ruộng cà chua tại Tây Ban Nha bị héo dần do không đủ nước tưới. Hạn hán cũng đe dọa giảm một nửa sản lượng nông nghiệp ở vùng Baltic trong năm nay.

Một loạt biện pháp đã được các nước đưa ra để chống lại tình trạng khô hạn. Tại Đức, nhà chức trách phải hạn chế việc đi thuyền trên 2 con sông Elbe và Oder do mực nước xuống thấp.

Các quy định hạn chế sử dụng lãng phí nước cũng đã được Pháp đưa ra. Người dân tại một số khu vực tại Pháp được khuyên cáo không nên rửa xe hơi hay kêu gọi người dân cắt giảm hoàn toàn việc sử dụng nước và chỉ sử dụng nước cho như cầu thiết yếu.

Theo dự báo của cơ quan thời tiết AEMET của Tây Ban Nha, trong tháng 8 và 9, nước này dự kiến sẽ tiếp tục đón các đợt nắng nóng với nhiệt độ cao bất thường. Khoảng 32 triệu người dân nước này sẽ đối mặt với một mùa hè dài hơn và khắc nghiệt hơn do biến đổi khí hậu.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tháng 6 là tháng nóng nhất trong vòng hơn 130 năm qua. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới