Thứ sáu, 29/03/2024 14:52 (GMT+7)

Trái đất đang bị con người tàn phá như thế nào?

MTĐT -  Chủ nhật, 27/05/2018 14:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cùng với sự phát triển không ngừng của nhân loại, những hoạt động hàng ngày của con người đang ngày càng tác động tiêu cực lên Trái đất, đe dọa chính cuộc sống của chúng ta.

Trái đất đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực

Năm 1992, 1575 nhà khoa học lỗi lạc nhất thế giới, trong đó có 99 người từng đoạt giải Nobel, đã ký tên vào một lời cảnh báo về tình trạng Trái Đất và gửi tới các vị nguyên thủ quốc gia:

“Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh liệt. Những hoạt động của nhân loại đã phá hoại nghiêm trọng môi trường và những tài nguyên trọng yếu, mà kiểu phá hoại này thường là không thể khôi phục lại. Nếu không kiểm điểm lại thì rất nhiều hoạt động của chúng ta sẽ đặt xã hội nhân loại và các loài động thực vật vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa có thể còn khiến cả thế giới đầy sinh cơ này trở thành nơi không thể duy trì bất kỳ phương thức sự sống nào mà chúng ta biết. Nhằm tránh những xung đột sắp tới, việc cải biến về bản chất (những hoạt động của con người) đã vô cùng cấp bách”.

Và hơn 2 thập kỷ trông qua, tình hình Trái đất lại đang thay đổi theo chiều hướng xấu đi.

Trái đất đang bị tàn phá từ chính những hoạt động của con người. 

Tháng 11/2017, các nhà khoa học lại tiếp tục đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết lần thứ 2 với danh sách chữ ký lên đến 15.372. Đây có thể được coi là bài viết khoa học chính thống có được sự hậu thuẫn lớn nhất từ giới khoa học.

“25 năm sau lời kêu gọi thứ nhất, chúng tôi nhìn lại và đánh giá phản ứng của con người với những dữ liệu có được. Từ năm 1992, ngoài việc làm ổn định tầng ôzôn bình lưu, nhân loại đã không làm đủ những gì cần thiết để giải quyết các vấn đề môi trường cơ bản đã được báo trước.

Đáng báo động là hầu hết những vấn đề ấy đang trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đặc biệt rắc rối là xu hướng biến đổi khí hậu do con người gây ra và khí thải nhà kính ngày càng tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, và sản xuất nông nghiệp, nhất là việc chăn nuôi các động vật nhai lại để lấy thịt.

Hơn nữa chúng ta còn gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt. Trong 540 triệu năm qua, đây là lần thứ 6 các sinh vật sống có thể bị hủy diệt hoặc ít nhất sẽ bị tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này”.

Dưới đây là một vài ví dụ điển hình để cho thấy hành tinh của chúng ta đã thay đổi như thế nào từ cảnh báo năm 1992:

- Tài nguyên nước ngọt bình quân đầu người đã giảm 25%.

- Số lượng các vùng chết của đại dương đã tăng lên 75 %.

- Gần 300 triệu mẫu rừng che phủ toàn cầu đã bị mất.

- Tổng số động vật có xương sống hoang dã trên trái đất đã giảm 30%.

- Việc phát xả khí cacbonic làm ấm khí hậu đã tăng từ hơn 20 tỷ tấn mỗi năm lên gần 40 tỷ.

Tất nhiên không phải mọi thông tin đều theo chiều hướng xấu. Các nhà khoa học lưu ý rằng tỷ lệ phá hủy rừng đang giảm. Và chúng ta đã không làm cho lổ thủng tầng ozon lớn thêm kể từ những năm 1990. Trên thực tế, kể từ khi thực hiện Nghị định thư Montreal cấm chlorofluorocarbons (CFC), lỗ hổng này dường như đang tự hồi phục. Và đây là những việc tích cực cho môi trường mà con người đã làm trong thời gian qua.

Gánh chịu hàng loạt thảm họa

Cũng trong những tháng cuối năm 2017, các chuyên gia tại ĐH Colorado và ĐH Montana đã thực hiện một nghiên cứu chứng minh rằng tốc độ quay của Trái đất đang chậm dần lại, do ảnh hưởng từ lực hút đối với Mặt trăng - còn gọi là lực thủy triều.

Hệ quả của quá trình này sẽ là: Động đất, sẽ có 20 trận động đất cực kỳ nghiêm trọng trong năm 2018, gây ảnh hưởng đến ít nhất 1 tỷ người - theo lời chuyên gia cảnh báo.

Mặt trăng có tác động một lực hút lên Trái đất, trong đó mặt ở gần sẽ chịu lực nhiều hơn mặt ở xa. Sự khác biệt ấy đã tạo nên thủy triều, nhưng đồng thời khiến Mặt trăng dịch chuyển xa dần khỏi Trái đất (khoảng 4cm/năm).

Mặt trăng dịch xa, nó tạo ra một lực có phương đối nghịch, tạo ra ma sát và làm chậm tốc độ quay của Trái đất. Chính vì thế về mặt lý thuyết, Trái đất đang quay chậm dần lại, dù tốc độ chỉ rơi vào khoảng 15 phần triệu đến 20 phần triệu giây mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tốc độ làm chậm này là đủ để tăng các hoạt động địa chấn, gây ra động đất nếu được tích tụ sau một khoảng thời gian.

“Mối liên hệ giữa tốc độ quay của Trái đất và động đất là rất vững chắc, và điều này là dấu hiệu cho thấy sẽ có thêm những trận động đất lớn hơn trong năm kế tiếp” - Tiến sĩ Roger Bilham từ ĐH Colorado cho biết.

“Năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng của động đất. Trong năm 2017, mọi chuyện có vẻ bình thường, vì chúng ta mới chỉ có khoảng 6 trận động đất và không để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhưng năm 2018, con số có thể là 20 trận”.

Năm 2018, số trận động đất sẽ xảy ra nhiều hơn. Ảnh minh họa: Internet.

Vũ trụ bước vào tuổi “xế chiều”

Theo kết luận nghiên cứu của nhóm hơn 100 nhà thiên văn học quốc tế mới công bố Đài Thiên văn Nam Âu hồi tháng 1 năm nay cho biết, bức xạ do vũ trụ phát ra hiện chỉ bằng một nửa so với 2 tỷ năm trước.

“Vũ trụ về cơ bản đã đến tuổi ngồi xuống ghế sofa, kéo chăn lên và đi vào giấc ngủ ngàn thu”, Simon Driver, nhà thiên văn học đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết. Theo ông, vũ trụ đã gần 13,8 tỷ năm, bước vào tuổi xế chiều.

Chết không có nghĩa là vũ trụ sẽ biến mất. Nó vẫn ở đó, nhưng các ngôi sao và những thứ phát ra ánh sáng và lửa trong vũ trụ sẽ nguội đi nhanh chóng.

“Vũ trụ sẽ cứ tiếp tục già đi mãi mãi, dần dần chuyển đổi ít khối lượng sang năng lượng hơn trong hàng tỉ năm và cuối cùng, biến thành một nơi lạnh lẽo, tối tăm và hoang vắng, không còn chút ánh sáng le lói nào”, nhà vật lý thiên văn học Luke Davies cho biết. Tuy nhiên, ông nói thêm, phải mất hàng nghìn tỷ năm nữa, vũ trụ mới bước vào thời kỳ đó.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Trái đất đang bị con người tàn phá như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.