Thứ sáu, 29/03/2024 22:04 (GMT+7)

Truyền thông với vai trò quan trọng giúp ĐBSCL phát triển trước BĐKH

Văn Thuật - Quang Trường -  Thứ năm, 20/06/2019 10:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Truyền thông luôn có vai trò quan trọng trong việc giúp người dân hiểu được thế nào là biến đổi khí hậu (BĐKH) và ứng phó trước những diễn biến bất thường của thiên nhiên do BĐKH gây ra.

Truyền thông luôn có vai trò quan trọng trong việc giúp người dân hiểu được thế nào là biến đổi khí hậu (BĐKH) và ứng phó trước những diễn biến bất thường của thiên nhiên do BĐKH gây ra. Đó là nhận định của nhiều đại biểu có mặt tại buổi “Hội thảo Truyền thông về BĐKH ở ĐBSCL” diễn ra chiều nay 18-6-2019 do Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức.
ĐBSCL trước các thách thức BĐKH
Ông Robbert Moree, chuyên gia về việc Thích ứng với các vấn đề nước và các vấn đề khí hậu tại các nước đồng bằng đến từ Hà Lan cho rằng, những khó khăn mà Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện đang gặp phải đó là dân số tăng (20 triệu dân), phát triển kinh tế tăng nên nguồn nước phục vụ cho các sinh hoạt, sản suất cũng tăng theo. Việc thay đổi những xu thế này sẽ là một thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển đô thị... Cũng theo ông Robbert Moree, việc tăng trưởng kinh tế và nông nghiệp làm mất tính đa dạng sinh học; suy giảm nguồn nước (phù sa, cát và nước ngầm) và thậm chí nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm do tàn dư từ phân bón nông nghiệp, các chất thải công nghiệp…

Người dân cần nhiều thông tin liên quan đến đời sống nhờ các kênh thông tin truyền thông

Ông Robb Morre echo rằng, cái khó của VN là hiện chưa có Luật về đồng bằng; Kế hoạch đồng bằng và Quỹ đồng bằng như Hà Lan đã và đang làm cho các vùng đồng bằng vì Hà Lan vốn thấp hơn mực nước biển. Ông Morre đưa ra ý kiến là phải xây dựng một cơ chế VN chuyên biệt mà đảm bảo sự điều phối và phối hợp là bắt buộc. Xây dựng phương thức để quản lý các dòng nước chảy lớn hay các vùng thông qua một cơ quan ra quyết định; một cơ quan riêng cho ĐBSCL. Các bộ, ngành và người dân địa phương cần có sự kết nối. Còn việc xây đê ngăn lũ theo mực nước dâng cao là việc làm không nên vì nó khiến cho nước không vào.

Nhà báo Lê Quang Hưng - GĐ VOV tại ĐBSCL thì nhắc lại đợt hạn mặn lịch sử năm 2016; đợt triều cường gây ngập lụt nặng nề nhiều nơi ở ĐBSCL vào năm 2018; liên tục xảy ra các vụ sạt lở bờ biển, bờ sông gần đây khiến nhiều hộ dân mất nhà, mất đất canh tác. “Những con số sẽ còn nối dài và cả triệu dân ĐBSCL sẽ còn khốn khó khi chung sống và đương đầu với BĐKH”. Nhà báo Quang Hưng nhận xét.

Cũng theo nhà báo Quang Hưng, ĐBSCL là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Cùng với nguy cơ, hậu quả của việc khai thác tái nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, vùng đất chín Rồng còn bị đe dọa nghiêm trọng do mất rừng ngập mặn, rừng tràm và việc khai thác quá mức nước ngầm gây sụt lún mặt đất. Trong khi đó, ngành nông nghiệp lại phát triển theo chiều rộng hơn chiều sâu dẫn đến lãng phí tài nguyên; đặc biệt là tài nguyên nước.

Ông Hưng cho rằng, với tư duy cơ học 1+1=2 trong thời gian dài rằng: sản lượng, năng suất lúa càng cao đồng nghĩa với thu nhập của nông dân càng cao. Nhưng thực tế cho thấy, nếu canh tác lúa 3 vụ, nông dân ĐBSCL vẫn cứ nghèo triền miên. Ông Hưng viện dẫn số liệu thống kê từ Phòng Nông nghiệp huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp: lợi nhuận của người dân trồng lúa 3 vụ/ha là 38 triệu đồng. Còn ở thị xã Hồng Ngự người dân canh tác 2 vụ đạt lợi nhuận 35 triệu/ha. Như vậy canh tác 3 vụ lợi nhuận chẳng cao hơn bao nhiêu so với 2 vụ trong khi chi phí đầu vào khi làm 3 vụ lại cao hơn.

Còn theo Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giai đoạn 2010 đến 2015, sản lượng lúa khu vực ĐBSCL tăng 4 triệu tấn so với trước. Tuy nhiên, giá bán lúa lại giảm 3-4% so với trước. Được biết, để chuyển đổi mô hình sản xuất, người dân đã chuyển hơn 750.000ha đất nông nghiệp sang nuôi thủy sản. Tuy nhiên, diện tích nuôi chỉ là mô hình quản canh; không có hệ thống cấp thoát nước riêng và không được câp nước ngọt.

Các phóng viên đang tác nghiệp để đưa tin nhanh và kịp thời đến với người dân.

Truyền thông: kênh thông tin quan trọng để giúp dân!
Việc BĐKH đang diễn ra hàng ngày nhưng các thông tin cụ thể về những thay đổi của tự nhiên thế nào, ảnh hưởng đến đời sống người dân ra sao… thì đa phần người dân không biết được. Dù xác định ĐBSCL là vùng bị ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu như khô hạn, thiếu nguồn nước ngầm… nên việc làm gì để giúp dân trong các sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp và nâng cao ý thức ứng phó; sống chung với BĐKH… hiện nay đang rất cần theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 2017 đã chỉ đạo. Theo NQ 120, cần giảm sử dụng nước ngầm để chống sụt lún; ngành nông nghiệp phải thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu; tình trạng xâm nhập mặn; giảm diện tích canh tác lúa 3 vụ…

Theo bà Madhu Raghunath - Trưởng nhóm Phát triển bền vững của Ngân hàng thế giới tại VN cho biết thời gian tới, cơ quan bà và các đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ các chương trình về quản lý tài nguyên thiên nhiên, an ninh nước, cải thiện tính kết nối các địa phương tại ĐBSCL; trong đó có giao thông đường thủy nội địa và các lĩnh vực khác… để thích ứng hơn với khí hậu và gia tăng sự phát triển bền vững về môi trường trước tình hình BĐKH.

“Để làm được điều này, chúng tôi cần sự giúp đỡ của các cơ quan truyền thông trong việc hỗ trợ Chính phủ thực hiện NQ 120 và triển khai Chương trình hành động tổng thể. Chắc chắn truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thậm chí, nếu các phương tiện truyền thông có thể giúp lan tỏa những bài học tốt về sự hợp tác và hành động ứng phó BĐKH ở tầm khu vực thì còn tốt hơn nữa”. Bà Madhu Raghunath nhấn mạnh.

Còn GS.TS Mai Trọng Nhuận - đến từ ĐHQG Hà Nội thì cho rằng, hiện nay PV chủ yếu tiếp cận tài liệu từ các báo cáo, hội thảo, hội nghị… về BĐKH chứ ít được đi thực tế. Ngoài ra, truyền thông còn khó tiếp cận các nhà khoa học, các nguồn tin đủ sâu. Trong khi các đơn vị liên quan chưa có quy định cụ thể ai cung cấp; cung cấp thế nào; cung cấp đến đâu các thông tin liên quan đến BĐKH cho báo chí. “Hiệu quả của truyền thông về BĐKH đến người dân hiện chưa cao”. Ông Nhuận đưa ra nhận xét.

Ông Nhuận mong muốn và kiến nghị nhà nước có cơ chế phối hợp, lập danh sách đội ngũ chuyên gia hợp tác, trao đổi trực tiếp về BĐKH với giới truyền thông. Hợp tác với truyền thông các nước láng giềng, khu vực về BĐKH biểu hiện ở bên ngoài VN nhưng tác động đến VN; trong đó có ĐBSCL. Tạo điều kiện cho PV đi thực tế với các đề tài, dự án, nhiệm vụ… để có thông tin sống động từ thực tế. Mạnh dạn vừa làm vừa bổ sung, chấp nhận một ít rủi ro để cung cấp kịp thời các thông tin đáp ứng yêu cầu của truyền thông…

Bạn đang đọc bài viết Truyền thông với vai trò quan trọng giúp ĐBSCL phát triển trước BĐKH. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới