Thứ năm, 28/03/2024 16:36 (GMT+7)

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Nguyễn Đức Khiển -  Thứ sáu, 23/02/2018 08:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiếm có năm nào thiên tai, bão lũ dồn dập gây tang tóc như năm 2107, và miền trung vẫn là dải đất chịu nhiều đau thương nhất.

Năm 2107 xác lập một kỷ lục mới với 20 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt nam. Rồi đây những tình huống thiên tai sẽ ngày càng phức tạp và biến động khó lường. Những cánh rừng trơ trọi, sông suối ô nhiễm, là những lũ quét bất ngờ… là cái giá phải trả cho việc con người “lạm dụng” quá nhiều vào thiên nhiên.

Ảnh minh họa

Hiếm có năm nào thiên tai, bão lũ dồn dập gây tang tóc như năm 2107, và miền trung vẫn là dải đất chịu nhiều đau thương nhất. Cơn bão số 12 đi qua để lại bao tang thương chồng chất ở Phú Yên và Khánh Hòa. Số người chết tăng lên từng giờ, số nhà sập tăng từng phút. Cùng với biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, các hiện tượng thiên văn nguy hiểm ở nước ta ngày càng biến đổi phức tạp hơn, không theo quy luật khí hậu thông thường. Nhưng hiện tại số trạm quan trắc khí tượng thủy văn ở Việt Nam còn rất thưa thớt, mật độ bình quân 25km/ trạm, tại khu vực miền núi còn thưa hơn, phải hơn 100 km mới có trạm.

Trong bối cảnh đó, thử thách đặt ra cho công tác dự báo khí tượng trong năm 2018 và những năm tiếp theo càng thêm khó khăn. Dù công tác dự báo có đúng hướng nhưng mỗi khi hệ lụy của bão, độ phơi nhiễm và dễ bị tổn thương, sức chống chịu của người dân còn chưa cao, thì mức thiệt hại về người và tài sản sẽ vô cùng lớn.

Trước tình hình mới, đòi hỏi công tác môi trường phải chuyển từ bị động khắc phục sang chủ động kiểm soát phòng ngừa, Ngành Tài nguyên và Môi trường cần dự báo kịp thời các hiện tượng thời tiết cực đoan trên diện rộng, đưa thông tin về trượt lở đất, lũ quét vào bản tin cảnh báo, dự báo kịp thời trên ti vi. Nâng cao năng lực, khoa học trong dự báo bằng các mô hình hiện đại với hệ thống siêu máy tính để có nhiều hơn tốt hơn các sản phẩm dự báo, mô hình dự báo chuyển của Việt Nam khi bão vào Biển Đông phải làm sao đẩy mạnh truyền thông, truyền hình về bão, và các thiên tai cho cộng đồng, đặc biệt phải chú ý đế cả các địa phương xưa nay ít bão lụt để cho nhân dân bớt chủ quan.

Phải quán triệt đến tận các cơ sở. Luật phòng chống thiên tai, chiến lược quốc gia phòng chống và giảm thiên tai đến năm 2020. Phương thức quản lý rủi ro thiên tai đưa vào cộng đồng và nâng cao nhận thức của cộng đồng theo quyết định 1002/QĐ của Thủ tướng chính phủ.

Thích ứng và sự điều chỉnh trong hệ sinh thái xã hội hoặc kinh tế nhằm ứng phó với những tác động thực tế hoặc dự báo sự biến đổi khí hậu, là những thay đổi trong các hoạt động của con người nhằm giảm tác hại biến đổi khí hậu. Thích ứng là một chiến lược quan trọng được thực hiện đồng thời với các biện pháp cắt giảm khí nhà kính, nhằm đối phó với BĐKH ví dụ thay đổi các giống cây trồng thích ghợp với BĐKH, biến các vùng ngập mặn thành thế mạnh nuôi tôm xuất khẩu...

Ảnh minh họa

Người dân cần chủ động điều chỉnh hoạt động đời sống sản xuất để giảm tổn thất với những biểu hiện của BĐKH, có nhiều điều người dân có thể tự làm được để bảo vệ chính mình. Thí dụ ở đồng bằng sông Cửu Long, người dân có thể quan sát mực nước lũ vào tháng 10 dương lịch để sau tết có hạn mặn hay không để điều chỉnh loại hình canh tác, thời gian xuống giống tích cực trữ nước cho sinh họat. Kiên quyết ngăn chặn phá rừng chống sạt lở, lũ quét, lũ ống. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng có nhiều biện pháp để giúp người dân đối phó với vấn đề BĐKH. Những lựa chọn phát triển đó chính là phải lồng ghép vấn đề BĐKH đặc biệt là các nỗ lực thích ứng vào quá trình lập kế hoạch như quá trình xây dựng chiến lược xóa đói giảm nghèo, chiến lược bền vững, sự lồng ghép này phải hướng tới người nghèo giúp họ giảm thêm được tác hại do BĐKH, duy trì được sinh kế, gia tăng được thu nhập để thoát nghèo.

Tuy nhiên, để phòng chống tốt nhất và khắc phục thiên tai và khắc phục thiên tai nhanh nhất, hiệu quả nhát phải thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ:
+ Chỉ huy tại chỗ.
+ Lực lượng tại chỗ.
+ Thiết bị vật tư tại chỗ.
+ Hậu cần tại chỗ

- Để hạn chế thiệt hại:

1. Phải rà soát, quy hoạch, quy hoạch lại dân cư bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương. Chủ động kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng nguy cơ bão lũ gây sạt lở cao, có khả năng lũ quét xẩy ra.

2. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tất cả mọi người dân nhất là người dân có đủ năng lực tự phòng chống khi thiên tai xẩy ra, thích ứng với BĐKH.

Trong trường hợp phòng chống quyết liệt mà vẫn bị thiệt hại do bão lũ tạo ra thì cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở phải vào cuộc để khắc phục hậu quả, hạn chế thấp nhất đối với người nghèo, cận nghèo và tổn hại cho kinh tế xã hội, đồng chí Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đợt khảo sát dọc sông Hậu và các cơ sở sạt lở ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, đã có kết luận: “Tôi đã thấy thực tiễn đang đặt ra và thấy được thành công quan trọng của các giải pháp phi trình và một số giải pháp công trình trong thích ứng với BĐKH. Đặc biệt thấy được sự đa canh của bà con, người dân đã thấy được sự chuyển đổi tự tổ chức lại sản xuất. BĐKH tác động đến toàn vùng lãnh thổ. Đồng bằng sông Cửu Long đang xắn tay vào cuộc. Hướng đi mà các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long xác định để cùng nhau phát triển, cùng nhau sát cánh là cùng nhau phát triển và phát triển bền vững gắn với bền vững môi trường thích ứng với BĐKH. Nếu thiếu sự liên kết toàn vùng sẽ không thể đối phó với cơn giận dữ của thiên nhiên”./.



Bạn đang đọc bài viết Ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới