Thứ sáu, 29/03/2024 07:05 (GMT+7)

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu hướng tăng trở lại

MTĐT -  Chủ nhật, 03/05/2020 08:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 2-10/5, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất vào cuối tuần.

Độ mặn cao nhất trong đợt này tại các trạm ở mức tương đương và cao hơn 10 ngày cuối tháng Tư, riêng ở Cà Mau độ mặn ở mức thấp hơn.

Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này dẫn tới phạm vi xâm nhập mặn ở các sông có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 90-135km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 55-70km; Sông Hàm Luông ở mức 65-85km; Sông Hậu, Cổ Chiên là 45-50km và Sông Cái Lớn là 55-60km.

Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 80-125km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 50-55km; Sông Hàm Luông là 60-75km; Sông Cổ Chiên, sông Hậu ở mức 35-40km và Sông Cái Lớn là 45-55km.

Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cấp độ 1-2.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, hiện nay lưu vực sông Mê Công đang ở thời kỳ cuối mùa khô năm 2020. Những ngày cuối tháng 4/2020 có mưa một vài nơi ở ĐBSCL. Trong khi đó, mực nước và lưu lượng tại hai trạm đầu nguồn ĐBSCL là Tân Châu và Châu Đốc đã tăng lên so với tuần trước đó (mực nước tăng khoảng trên 0,3m và lưu lượng tăng hơn 200 m3/giây). Mực nước ở Tân Châu và Châu Đốc cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,21m đến 0,27m so với cùng kỳ.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam lưu ý, ở vùng thượng ĐBSCL gồm tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ, nguồn nước đang được cải thiện; do đó các địa phương cần tận dụng để bơm tát ở các vị trí xa kênh trục. Đối với vùng giữa ĐBSCL bao gồm một phần thuộc TP Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh…, nguồn nước ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông khi chân triều thấp; sông Cổ Chiên 30-40km, sông Hậu 30-40km, sông Vàm Cỏ 90-110km, sông Cái Lớn 55-60km; các sông Hàm Luông, cửa Đại và cửa Tiểu tận dụng thời điểm lấy nước vào kỳ triều thấp. Riêng vùng ven biển ĐBSCL cần duy trì các biện pháp phòng chống hạn mặn và cấp nước sinh hoạt; chủ động tích nước vào các thời điểm xuất hiện ngọt khi triều thấp.

Ngoài ra, các địa phương ĐBSCL tiếp tục theo dõi, vận hành hệ thống công trình hợp lý, kiểm soát mặn thường xuyên, các cửa lấy nước, đảm bảo tích trữ nước và có kế hoạch sản xuất phù hợp với diễn biến nguồn nước…

Theo Bộ NN-PTNT, những ngày qua các tỉnh ĐBSCL tập trung xuống giống hơn 1,5 triệu ha lúa hè thu, với mục tiêu đạt sản lượng hơn 8,7 triệu tấn nhằm phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Do đó, các địa phương cần tận dụng nước mặn giảm để đẩy nhanh việc gieo sạ khoảng 474.000ha lúa hè thu trong tháng 5-2020; riêng một số ít diện tích còn lại ở ven biển sẽ xuống giống dứt điểm trong tháng 6.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu hướng tăng trở lại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.