Thứ năm, 25/04/2024 07:51 (GMT+7)

Chuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn là tất yếu

MTĐT -  Thứ năm, 03/06/2021 09:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều 2.6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà đã tham dự Hội thảo trực tuyến Kinh tế tuần hoàn tại các thị trường mới nổi: Khai mở tiềm năng Phục hồi xanh tại khu vực Châu Á.

Đây là sự kiện bên lề cấp khu vực châu Á của Diễn đàn kinh tế tuần hoàn thế giới. Mục tiêu của Hội thảo nhằm khám phá tiềm năng của một nền kinh tế tuần hoàn để hỗ trợ khôi phục COVID-19; Thảo luận về các rào cản đối với việc tích hợp khái niệm kinh tế tuần hoàn vào các khuôn khổ phát triển bền vững.

Phát biểu trong phần đối thoại cấp cao, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, thay đổi nhận thức của người dân trên toàn thế giới, càng làm sâu sắc thêm yêu cầu về thay đổi mô hình tăng trưởng hướng đến phát triển bền vững.

"Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải các-bon thấp là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khỏe của người dân, môi trường thiên nhiên và Trái đất.

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là cách thức để Việt Nam thực hiện trách nhiệm quốc tế trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường biến đổi khí hậu, thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), hỗ trợ doanh nghiệp giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, mở rộng chuỗi cung ứng, đồng thời tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khỏe người dân, cộng đồng và thế giới tự nhiên" - Bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Việt Nam đã thể chế hóa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ Môi trường quy định kinh tế tuần hoàn là “mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm thiểu khai thác nguyên vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường”.

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy định về “tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, trong đó, vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương hiện đã được quy định rõ trong Luật Bảo vệ môi trường gắn với lộ trình triển khai, thực hiện Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Bộ trưởng cho biết, luật bảo vệ môi trường đã quy định rõ về tiêu chí, lộ trình và cơ chế chính sách để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thông qua các giải pháp: bảo vệ, bảo tồn, phát triển vốn tự nhiên đất, nước, rừng, biển, đa dạng sinh học; dán nhãn nguy hại, nhãn sinh thái, sản phẩm thân thiện môi trường; thu gom, phân loại, xử lý rác thải theo dòng thải nhựa, kim loại, thủy tinh, giấy, bìa, gỗ, dầu nhớt, hạn chế chôn lấp, đốt rác; mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, tài chính xanh, mua sắm xanh, tín dụng, trái phiếu xanh, các biện pháp ưu đãi, hộ trợ môi trường thông qua thuế, phí, đất đai theo nguyên tắc người phát thải phải trả phí, người tạo ra ngoại sinh tích cực cho môi trường được hỗ trợ.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn là tất yếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành