Thứ năm, 25/04/2024 23:03 (GMT+7)

Công nghệ đi qua, rác thải ở lại

MTĐT -  Thứ tư, 25/11/2020 10:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bùng nổ đầu tư điện mặt trời. Cụm từ này xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam và thực tế không ít địa phương đã làm và nhiều doanh nghiệp (DN) đã dốc sức đầu tư.

Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, điện mặt trời sẽ đạt 850 MW vào năm 2020, 4.000 MW vào năm 2025 và 12.000 MW năm 2030. Tuy nhiên, đến giữa năm 2020, tổng công suất điện mặt trời được quy hoạch đã lên đến 10.300 MW, trong đó đã vận hành hơn 90 dự án với tổng công suất khoảng 5.000 MW. Tốc độ phi mã.

Điện mặt trời trên mái nhà đang được rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, người dân tại TP HCM quan tâm

Hiệu suất kinh tế cao của điện mặt trời thì khỏi phải bàn bởi chúng ta tận dụng được không gian xây dựng, sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên miễn phí và quan trọng hơn, điện làm ra sẽ được bán lên hệ thống lưới điện quốc gia. Còn gì hấp dẫn hơn là đầu tư từ nguồn năng lượng này trong khi than đá ngày càng cạn kiệt, dầu hỏa, khí đốt thì đắt, thủy điện thì phải đầu tư lớn và gây ra quá nhiều hệ lụy. Trong viễn cảnh đầy hy vọng này, các nhà khoa học, nhiều nhà quản lý cũng không mất cảnh giác khi liên tục đặt ra vấn đề: Ô nhiễm từ tấm pin mặt trời. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh kim loại nặng có trong tấm pin này nếu không được xử lý, sẽ ngấm vào đất, gây ô nhiễm nguồn nước. Còn việc xử lý như thế nào, ai xử lý… là câu hỏi chưa rõ lời đáp.

Trong các bài viết phản ánh của Báo Người Lao Động, một số DN đầu tư điện mặt trời cho rằng sẽ dành kinh phí xử lý tấm pin sau khi sử dụng và chi phí này đã tính vào giá thành. Thế nhưng, hợp tác với công ty nào để xử lý, sử dụng công nghệ gì thì… chưa biết. Một số DN khác khẳng định nhà cung cấp cam kết thu hồi để xử lý những tấm pin này nhưng sự ràng buộc và biện pháp giải quyết để thực hiện cam kết khá lỏng lẻo là chỉ lưu lại một khoảng tài chính từ chi phí bán thiết bị. Do mới phát triển và vòng đời sản xuất của tấm pin đến 20 năm nên ngay thời điểm hiện tại chưa nhìn rõ được hậu quả của rác thải tấm pin mặt trời. Tuy vậy, nhìn vào số lượng dự án ngày một tăng theo cấp số nhân thì cũng dễ hình dung những núi rác tấm pin mặt trời trong thời gian tới nếu không được xử lý triệt để. Bài toán hậu điện mặt trời đã mang dáng vẻ rất phức tạp.

Nỗi lo ngại lớn nhất về việc nhập rác thải công nghiệp từ nước ngoài cũng đã hiện hữu chứ không chỉ riêng về pin thải từ điện mặt trời. Năm 2018, các cảng biển của Việt Nam tồn đọng gần 9.000 container rác thải công nghiệp và mỗi năm vẫn tiếp tục nhập về hàng triệu tấn. Thậm chí, nhiều DN nước ngoài xử lý rác thải công nghiệp ở nước họ bằng cách đưa đến các nước khác, trong đó có Việt Nam. Các cơ quan chức năng phải khẩn trương buộc các hãng tàu đưa rác thải ra khỏi các cảng biển; các DN nhập rác công nghiệp phải tái xuất…

Tài nguyên đất và nước chỉ có hạn nên nếu bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng toàn diện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ngay cả việc xử lý rác thải sinh hoạt chúng ta cũng đang rất lúng túng, huống gì là rác thải công nghiệp độc hại mà ngay cả những nước phát triển cũng phải ngao ngán. Lợi nhuận từ điện mặt trời chắc chắn là của nhà đầu tư, còn ô nhiễm môi trường thì cả cộng đồng phải gánh chịu.

Theo nld.com.vn

Bạn đang đọc bài viết Công nghệ đi qua, rác thải ở lại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.