Thứ bảy, 20/04/2024 11:41 (GMT+7)

Đến năm 2050, rác ở đại dương sẽ nặng hơn khối lượng cá

MTĐT -  Thứ năm, 17/01/2019 11:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới.

Việt Nam cùng các nước khác trong khu vực như Philippines và Indonesia  đang có các biện pháp mạnh tay để giải quyết vấn đề rác thải nhựa đổ xuống đại dương.

Giáo sư Carmen Ablan Lagman đến từ Đại học De La Salle (Philippines), với kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu biển, cho biết, tại khu vực ASEAN, tỷ lệ ô nhiễm chất thải nhựa ngày càng gia tăng. Cùng với đó là báo động đỏ về sức khỏe người dân nơi đây khi tỷ lệ tiêu thụ hải sản ở khu vực này cao gấp ba lần so với các quốc gia phương Tây khác.

Bài học từ Philippines và Indonesia

Đây là một nội dung nhận được nhiều quan tâm tại cuộc Đối thoại biển lần thứ tư với chủ đề “Hợp tác quốc tế giải quyết vấn nạn rác thải nhựa ở Biển Đông” diễn ra sáng nay (16/1) tại Hà Nội. Giới chuyên gia đến từ các quốc gia trong khu vực đã trao đổi về nỗ lực hợp tác nhằm giải quyết tình trạng xả rác thải nhựa ở Biển Đông.

Theo Giáo sư Carmen Ablan Lagman: “Chất thải nhựa có nhiều hình thức đa dạng và tồn tại ít nhất 100 năm. Các chất hóa dẻo, chất chống cháy có trong chất thải nhựa, khi phân rã có thể hòa tan vào không khí, nước, xuất hiện trong cơ thể con người và tạo ra các hóc môn vô cùng độc hại cho con người”.

Cuộc Đối thoại biển lần thứ 4 với chủ đề “Hợp tác quốc tế giải quyết vấn nạn rác thải nhựa ở Biển Đông”.

Giáo sư Lagman đưa ra một con số: 94 % nguồn nước được xử lý trên thế giới vẫn còn sợi nhựa, ông đồng thời đề nghị các nước trong khu vực cần có hành động cụ thể nhằm xử lý việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Các ngành công nghiệp, tập đoàn, doanh nghiệp sản sinh nhiều vi nhựa gây ô nhiễm môi trường cần hợp tác với chính phủ cùng giải quyết vấn đề rác thải nhựa.

Nêu ví dụ điển hình của Philippines, Giáo sư Lagman cho biết: “Philippines đã phải đóng cửa bãi biển Boracay, một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới. Một vài địa phương ở Philippines đã có chính sách cấm sử dụng túi nilon khi đi siêu thị. Người nào muốn sử dụng phải trả thêm 2 peso... Nếu các quốc gia có thể chia sẻ các công nghệ xử lý rác thải, công nghệ tái chế thì vấn đề rác thải nhựa đại dương sẽ được cải thiện”.

Trong khi đó, theo ông Gilang Kembara, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (Indonesia), mặc dù gần đây, chính phủ Indonesia đã có cam kết cắt giảm rác thải nhựa đến năm 2025 nhưng chưa ban hành chính sách cụ thể.

“Nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng chính sách từ trên xuống; tuy nhiên, với vấn đề rác thải nhựa đại dương, các hành động có thể từ những người dân, từ các địa phương nhằm tạo ra áp lực khiến chính phủ phải đưa ra các chính sách, quy định cho việc giảm thiểu việc sử dụng chất thải nhựa”, ông Gilang Kembara nhấn mạnh.

Lấy ví dụ từ đảo du lịch Bali, một trong những địa điểm ô nhiễm nhất của Indonesia. Chính quyền địa phương này đã ban hành quy định, từ năm 2019, bắt đầu cấm sử dụng dùng sản phẩm nhựa dùng một lần tại đây. Qua đó, nhiều địa phương của Indonesia có thể học tập kinh nghiệm của Bali và ban hành những quy định phù hợp với từng khu vực.

Theo vov

Bạn đang đọc bài viết Đến năm 2050, rác ở đại dương sẽ nặng hơn khối lượng cá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ