Thứ sáu, 29/03/2024 19:48 (GMT+7)

Giải pháp nào cứu vãn chất lượng không khí?

Cẩm Anh -  Thứ hai, 14/10/2019 16:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng ngày 14/10, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã thông tin với báo chí về tình trạng ô nhiễm không khí và đưa ra các giải pháp cải thiện.

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường diễn ra vào sáng ngày 14/10, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Lê Công Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường – ông Hoàng Văn Thức đã thông tin với báo chí về tình trạng ô nhiễm không khí và các giải pháp ngăn chặn.

Theo ông Thức, ô nhiễm không khí của Hà Nội, TP.HCM năm nay có khác thường so với các năm trước, ô nhiễm cục bộ có tăng lên. Trước đó Hà Nội, TP.HCM đã thông tin kịp thời về hiện trạng ô nhiễm.

Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. 

Ngày 7/10 vừa qua, bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình ô nhiễm ở các đô thị lớn, kiến nghị Thủ tướng các giải pháp.

Như đã biết, tháng 9/2019, tình trạng ô nhiễm không khí diễn biến xấu, bụi mịn PM2.5 tăng cao. Qua rà soát từ năm 2013 đến nay, tháng 9/2019 mưa ít nhất trong vòng 6 năm vừa qua, do ảnh hưởng từ thời tiết, khí hậu.

Đồng thời, tháng 9/2019 có xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, bình thường không khí thoát lên cao, nghịch nhiệt khiến bụi lơ lửng, không thoát được.

Bên cạnh đó, theo kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, thời điểm giao mùa tháng 9/2019, tại khu vực ngoại thành, bà con vẫn đốt rơm rạ, khói từ hoạt động này ảnh hưởng đến không khi nội đô.

Khói từ việc đốt rơm rạ ảnh hưởng đến chất lượng không khí nội đô. 

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân chung như phát thải từ hoạt động giao thông, phát triển bùng nổ về xây dựng, đô thị hóa… Nhiệt điện, thói quen sử dụng than tổ ong cũng góp phần gây ô nhiễm.

Mặc dù, Luật Bảo vệ môi trường đã có kiến nghị kiểm soát chặt chẽ phát thải từ nguồn giao thông, xây dựng nhưng hiệu quả đem lại không cao. Những nguyên nhân chung này nếu không kiểm soát chặt chẽ thì không thể cải thiện được chất lượng không khí”, ông Thức cho biết.

Tuy nhiên, ông Thức khẳng định, so sánh từ năm 2013 đến nay, ô nhiễm không khí ở đô thị Việt Nam có xu hướng giảm chứ không tăng. Cục bộ trong từng thời điểm có tăng giảm nhất định.

Mạng lưới quan trắc có 2 loại, chính xác nhất là từ những trạm quan trắc cố định, còn trạm cảm biến thì tùy theo từng vị trí đặt trạm mà cho kết quả khác nhau. Ví như chỗ đó ùn tắc giao thông, xây dựng nhiều thì các chỉ số đều cao vượt ngưỡng”, ông Thức giải thích.

Do đó, ông Thức cho rằng, đánh giá trên địa bàn, chất lượng không khí của một thành phố thì cần căn cứ mật độ trạm đo để đánh giá toàn diện.

Vừa qua, có nhiều thông tin cho rằng mạng Airvisual kết nối với một số trạm, sử dụng một vài trạm thì không có tính đại diện. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đề nghị người dân tham khảo các thông tin chính thống.

Chất lượng không khí của thành phố thời gian vừa qua ở ngưỡng thấp. 

Đề cập đến giải pháp, ông Thức cho rằng hiện nay, Chính phủ đang rất quan tâm, đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm soát chất lượng không khí. Từ năm 2016, đã có kế hoạch quốc gia, đưa ra nhiều giải pháp tổng thể, giao cho các bộ, ngành, địa phương lên kế hoạch kiểm soát tổng thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối. Cuối năm nay có đánh giá tổng thể về kiểm soát môi trường quốc giá.

Hiện nay, các địa phương tập trung xây dựng mạng lưới quan trắc, Hà Nội có 10 trạm, Tổng cục Môi trường có 2 trạm cố định. TP. HCM và Hà Nội vẫn đang tiếp tục triển khai xây dựng các trạm quan trắc, đảm bảo đủ đưa ra dữ liệu cảnh báo tới người dân.

Vừa qua, với ứng dụng công nghệ hiện đại đánh giá theo giờ, Bộ đã trao đổi với các Sở Tài nguyên và Môi trường, nawmnay giao Trung tâm quan trắc phối hợp với Cục Công nghệ thông tin cho hiển thị thông tin thực trong mạng lưới quan trắc quốc gia và các tỉnh, sử dụng ngay trên điện thoại phục vụ cảnh báo, khuyến cáo.

Kiểm soát ô nhiễm ngay tại nguồn là rất cần thiết, Bộ sẽ tiếp tục có chỉ đạo để các bộ, ngành vào cuộc quyết liệt hơn”, ông Thức cho biết.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp nào cứu vãn chất lượng không khí?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới