Thứ bảy, 20/04/2024 02:33 (GMT+7)

Hà Nội học tập kinh nghiệm xây dựng thành phố xanh từ Seoul

Cẩm Anh -  Thứ tư, 14/08/2019 08:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xây dựng sân chơi tận dụng việc tái chế các sản phẩm chất thải nhựa, túi ni lông; Xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời để phát điện… đó là những kinh nghiệm từ Seoul đang được Hà Nội áp dụng.

Bài học từ Thành phố Seoul

Trao đổi với phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, hiện nay trên tinh thần giảm thiểu Các bon bằng các giải pháp thực tế, Hà Nội đã và đang học tập các kinh nghiệm mà Thành phố Seoul (Hàn Quốc) đã áp dụng thành công.

Cụ thể, trên địa bàn quận Cầu Giấy, UBND phường Nghĩa Tân đã xây dựng mô hình sân chơi tận dụng tái chế các sản phẩm là chất thải nhựa, túi ni lông.

Tạo sân chơi cho trẻ từ những vật liệu tái chế. 

Thứ hai là xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời để phát điện phục vụ cho chính mô hình sân chơi nói trên.

Thứ ba, 2 đô thị vệ tinh là Sóc Sơn và Sơn Tây cũng như 4 quận nội thành Thành phố Hà Nội sẽ nhân rộng mô hình giảm thiểu tối đa Các - bon, thân thiện với môi trường.

Theo ông Thái, việc Hà Nội hoàn thành trồng 1 triệu cây xanh và phấn đấu đến năm 2020 sẽ trồng thêm 600.000 cây xanh cũng là 1 trong những giải pháp học tập từ Seoul, nhằm ứng phó biến đối khí hậu, giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm, phát thải, giúp môi trường xanh – sạch – đẹp.

Hà Nội đã và đang hành động như thế nào?

Để thành phố Hà Nội xanh – sạch – đẹp, ông Thái cho biết, trên thực tế, Thành phố đã xây dựng đề án quy hoạch các khu xử lý chất thải với địa điểm phù hợp, đặc biệt là rác thải sinh hoạt.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ khởi công 2 nhà máy hút rác trên bãi khu Nam Sơn công suất 4.000 tấn 1 ngày đêm, khu Xuân Sơn 1.500 tấn 1 ngày đêm. Để đảm bảo đến năm 2020, nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ không còn tình trạng chôn lấp. Việc không chôn lấp rác thải sẽ giảm thiểu rất nhiều vấn đề phát thải gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, thành phố cũng đang tăng cường xây dựng, đầu tư các cơ sở hạ tầng.

Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. 

Không những thế, Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện các phương án trên địa bàn 17 huyện ngoại thành phấn đấu đến 2020, cam kết không đốt rơm rạ trong các vụ mùa làm tăng khí CO2, đốt nóng bầu không khí, nảy sinh tai nạn trong quá trình đốt rơm rạ. Đồng thời, tận dụng các nguồn nguyên liệu tái chế, đó cũng là một loại tài nguyên, cần tránh gây lãng phí tài nguyên này.

Việc cam kết đến năm 2020 hạn chế và không sử dụng bếp than tổ ong cũng là một trò những chương trình hành động vì một môi trường xanh. Để thực hiện được mục tiêu này, ông Thái thông tin tới đây, Thành phố sẽ ban hành chỉ thị cấm các cơ sở sản xuất nhiên liệu than tổ ong từ các nhiên liệu than cấp thấp, than bùn. Hạn chế không sử dụng bếp đốt.

Song song với việc này, ông Thái cũng khẳng định, bà con sẽ có cơ chế hỗ trợ để chuyển đổi, hướng đến sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường. Những gia đình có hoàn cảnh khó khăn sẽ có chính sách hỗ trợ riêng.

Ngoài ra, Thành phố cũng tăng cường thanh tra, đảm bảo trật tự đô thị, các phương tiện chở vật liệu xây dựng phải được che đậy trước khi rời khỏi công trình, khi tham gia giao thông phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các phương tiện và người điều khiển phương tiện khác, không gây ô nhiễm môi trường…

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội học tập kinh nghiệm xây dựng thành phố xanh từ Seoul. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...