Thứ sáu, 19/04/2024 01:41 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Báo động tình trạng vứt vỏ thuốc trừ sâu tràn lan

DOÃN ĐẠT -  Thứ năm, 01/02/2018 08:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là xu hướng chung của nhà nông hiện nay. Vậy nhưng, người dân chưa ý thức được việc thu gom, tiêu hủy các chai lọ, bao bì sau khi sử dụng khiến môi trường bị đe dọa.

Vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan

Để mục sở thị vấn đề này, chúng tôi đã có mặt tại các cánh đồng huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn, Thạch Hà… tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây chứng kiến cảnh  chai lọ, bao bì vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi trên cánh đồng. Để bảo vệ môi trường chung chúng ta cần sự tuyên truyền từ địa phương và ý thức của những người nông dân.

  Tìm hiểu về việc vứt rác, vỏ, chai thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngoài đồng ruộng, chúng tôi tìm về tại xóm 3 Bồng Giang, xã Đức Giang, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) nơi đây có nhiều cánh đồng đang vào vụ xuân chứng kiến cảnh vỏ, chai, lọ thuốc trừ sâu như “TAKARE 2EC trừ rầy, bọ trỉ…, OPULENT 150SC diệt ấu trùng, trứng sâu bọ, thuốc trừ cỏ SIRIUS 10WP, 70WDG… vứt bỏ tại đồng ruộng.

 Nguyên nhân được nhiều người dân cho biết: “đi làm đồng về đã mệt gắng phun cho xong bình thuốc mà về, ai nghĩ đến chuyện thu gom chai lọ bao bì này làm gì”.

Không chỉ ở những đồng lúa mới xuất hiện tình trạng này, mà hiện nay bước vào vụ xuân nên các cánh đồng ngô, lạc… người dân cũng đều cho giống xuống nên tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật là rất nhiều. Vì ý thức người dân còn kém nên rất dễ bắt gặp cảnh tượng chai, lọ, bao, vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi, ngoài ra rác thải người dân mang theo họ vô tư để lại trên cánh đồng.

Để bảo vệ các giống cây trồng người dân phải dùng thuốc BVTV

Anh Sỹ Thông xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn cho biết: “Đối với mùa gieo, cấy thì nông dân phải phun thuốc như diệt bọ trĩ, thuốc diệt cỏ…mỗi sào ruộng phải phun đến 3 bình, mỗi lần phun trộn 3 - 5 loại thuốc, thấy mỗi lần sử dụng xong nông dân vứt ở bờ mẫu hay vứt xuống kênh vài ngày nó trôi đi thôi, hoặc nó chìm xuống đáy ao”.

Vì một nhóm người ý thức kém trong khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đã xả luôn trực tiếp xuống cánh đồng, và ao hồ gần đó đã gây tác hại xấu cho môi trường. Thuốc bảo vệ thực vật đa số được sản xuất vào các chai lọ, vỏ bao chắc chắn đảm bảo an toàn cho con người khi mang theo, nên việc vứt rác thải này tràn lan là rất nguy hiểm vì nó rất khó phân hủy. 

Trao đổi với ông Nguyễn Đăng Tiến – Phó phòng Nông nghiệp huyện Vũ Quang cho biết: “Về thực trạng phóng viên trao đổi là trên địa bàn là có, nhưng đang ở mức trung bình, trước khi bước vào vụ xuân phòng nông nghiệp đã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như giống vật tư nông nghiệp.

Đặc biệt chỉ đạo sát sao về cách thức xử lý các chai lọ, bao bì sau khi phun, hiện hầu hết các xã cũng đã có các điểm đốt tiêu hủy rác thải này nhưng vẫn đang còn hạn chế. Trong năm nay phòng sẽ tham mưu cùng các đơn vị xã, thị trấn tiếp tục triển khai rộng các vị trí xử lý rác thải này.

Hàng năm Phòng Nông nghiệp trực tiếp phối hợp với đoàn liên ngành gồm công an, phòng Tài nguyên Môi trường…trực tiếp kiểm tra các quầy buôn bán thuốc, giống vật tư nông nghiệp đồng thời hướng dẫn tuyên truyền để chủ quầy tuyên truyền đến với bà con mua thuốc hay giống vật tư tại đây". 

Kém ý thức khiến môi trường bị đe dọa

Theo tìm hiểu của phóng viên cứ bước vào vụ gieo cấy, trồng trỉa là xuất hiện cảnh rác thải tràn lan từ thuốc bảo vệ thực vật. Việc này không chỉ ở Hà Tĩnh mà xuất hiện hầu như các tỉnh đang sản xuất nông nghiệp. 

Chia sẻ về vấn đề này anh Văn Chương một người dân trú xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang cho biết: “Tính từ khi gieo lúa cho đến thu hoạch, nông dân phải sử dụng từ 4-6 lần phun thuốc cho lúa. Nếu năm nào gặp sâu bệnh nhiều là phải phun từ 8-10 lần/vụ. Nhiều nông dân không ý thức nên vứt bừa bãi cuối vụ nhìn lại thấy đống rác thải từ vỏ chai đến bao bì nằm la liệt trên bờ kênh thật là kinh khủng”.

Nói về các vỏ chai, bao bì thuốc BVTV là độc, khó phân hủy nhưng nông dân ít có thói quen thu gom.

“Thật sự chúng tôi cũng muốn gom về nhà, nhưng vì sợ sơ sảy bọn trẻ nhỏ lấy chơi là nguy hiểm nên đành bỏ lại ngoài đồng. Phải chi chúng tôi mang chai thuốc, bao bì BVTV về, có tổ chức, đơn vị nào đến thu gom thì chúng tôi sẽ hưởng ứng ngay”, anh Linh trú tại xóm 3 xã Đức Giang nói.

Đưa thông tin này trao đổi với bà Hồ Thị Thủy – Trưởng phòng Thanh tra pháp chế Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Tĩnh nói: "Hàng năm Chi cục đã thực hiện tốt kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, làm tốt công tác tập huấn tuyên truyền đến với các địa phương theo Thông tư 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT UBND tỉnh. Ngoài ra Chi cục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao lực lượng quản lý môi trường, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong sử dụng thuốc BVTV và thu gom gói thuốc BVTV sau sử dụng. Nâng cao vai trò cấp ủy, chính quyền trong công tác tổ chức, quy định địa điểm thu gom, bố trí kinh phí cho việc xây dựng các bể chứa thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng”.

Từ việc này anh Linh cũng như người dân khác rất mong muốn tại các cánh đồng nên xây dựng một ô bằng bê tông để người dân phun thuốc xong họ vứt chai lọ vào rồi mình tiến hành xử lý sao cho khỏi bị ô nhiễm độc hại.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Báo động tình trạng vứt vỏ thuốc trừ sâu tràn lan. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.