Thứ tư, 24/04/2024 09:21 (GMT+7)

Hải Dương: Lò đốt rác công nghệ Nhật Bản hỏng sau 2 năm hoạt động

Buì Phương - Hương Thơm -  Thứ hai, 15/07/2019 08:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Được biết, lò đốt rác Cao An, Cẩm Giàng, Hải Dương vận hành theo công nghệ Nhật Bản hỏng chỉ sau 2 năm hoạt động. Tuy nhiên theo người dân phản ánh, lò vẫn hoạt động nhưng chỉ đốt rác vào ban đêm.

Nhận được thông tin phản ánh từ người dân xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương về việc lò đốt rác Cao An gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe của người dân tại đây. PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã đến địa bàn ghi nhận.

Người dân: “Lò đốt rác trộm vào ban đêm, ban ngày không đốt”

Được biết, lò đốt rác Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là dự án của tỉnh, vận hành theo công nghệ Nhật Bản. Vào thời điểm PV đến ghi nhận, lò đốt rác này không hoạt động. Tuy nhiên, xảy ra hiện tượng nước rỉ rác ngấm qua tường bao, ngấm ra đất và ao liền kề, gây ra mùi hôi thối khó chịu. Phía trong khuôn viên lò đốt rác, rác thải khó phân hủy như túi nilon, nhựa dàn ngập một bãi đất trống.

Nước rỉ rác ngấm qua tường bao, ngấm xuống đất và ao.
Rác thải khó phân hủy được rải trên bãi đất trống phía trong lò đốt rác Cao An.

Theo người dân phản ánh, ban ngày lò đốt rác không hoạt động mà hoạt động vào ban đêm, thời điểm người dân nghỉ ngơi thì khói bụi từ lò đốt rác ngột ngạt khiến người dân ở đây vô cùng bức xúc.

Lò đốt rác Cao Anhoạt động về đêm, khoảng 20 – 21 giờ đêm bắt đầu đốt, ban ngàykhoá tất cả không cho ai vào. Trước đây đốt ban ngày, sau khikiện nhiều quáhọ dừng lại và chuyển về đốtvàoban đêm”, anh Lê Văn Dậu, đội 8, thôn An Điềm, xã Cẩm Định, Cẩm Giàng, Hải Dương cho hay.

Không chỉ đốt rác vào ban đêm, người dân ở đây còn bức xúc khi cho rằng lò đốt rác của dân nhưng dân không được đốt rác thải sinh hoạt mà đốt rác thải công nghiệp.

Lò đốt rác này hầunhư không hoạt động, các đây 1, 2 thángđãtạm dừng đốt và chuyển sang chôn lấp.Trước đâycònmang rácthảicông nghiệp về đốt.Bảo đốt cho dân nhưng dân chẳng được đốt, rác toàn là của các khu công nghiệp chuyển về đốt.Bây giờ lại chuyển sang chôn lấp tại lò đốt Cao An này”, anh Trần V.T, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng chia sẻ.

Để xác minh rõ hơn về việc lò đốt rác Cao An đốt rác vào ban đêm, gây ô nhiễm và xác định các nguồn rác thải được xử lý tại lò đốt rác này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Thành – Phó Chủ tịch xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

UBND xã phủ nhận chuyện đốt rác vào ban đêm

Trao đổi với PV về hoạt động xử lý rác thải tại lò đốt rác Cao An, ông Phạm Văn Thành cho biết lò đốt rác Cao An đã dừng hoạt động từ năm 2018.

Trước đây, UBND tỉnh Hải Dương đã đầu tư 1 bãi chôn lấp rác với ngân sách 500 triệu đồng. Nhưng thấy không xử lý được triệt để, tỉnh đầu tư một lò đốt rác thí điểm. Sau đó, người dân biểu tình không cho xây. Tỉnh cho xây dựng lò đốt rác Cao An theo công nghệ Nhật Bản nhưng công suất cũng không đảm bảo. Lò đốt được khoảng 2 năm thì hỏng” – ông Thành chia sẻ.

Ông Thành khẳng định không có chuyện lò đốt rác Cao An chở rác công nghiệp vào xử lý. Ông nhấn mạnh lò đốt rác đã dừng hoạt động hoàn toàn, nên không có chuyện lò đốt rác vào ban đêm, xã cũng không nhận được bất kì đơn thư hay phản ánh từ phía bà con về việc lò đốt rác gây ô nhiễm môi trường.

Phía trong lò đốt rác Cao An.

Tuy nhiên, khi được hỏi nguyên nhân khiến nhà máy vận hành theo công nghệ Nhật Bản mà 2 năm đã hỏng, ông Thành cho biết lý do nằm ở việc lò đốt Cao An đốt liên tục hàng năm trời rác thải không được phân loại (?)

Lò đốt suốt ngày, có phân loại nhưng phải trách dân mình. Mặc dù phát tờ rơi thông tin là dân phải có ý thức phân loại rác, rác thải rắn, vô cơ, hữu cơ thì phải để riêng vì rác hữu cơ có thể chôn lấp được. Nhưng không, dân mình không phân loại gì cả. Thế nên không phân loại được rác, xử lý rác không phân loại, đốt suốt ngày đêm nên như vậy” – ông Thành giãi bày.

Hiện tại, ông Thành cho biết, giải pháp trước mắt là tập trung rác thải lại và đợi xe trung chuyển của tỉnh chở đi chứ không đốt. Ngân sách cho việc trung chuyển rác thải do tỉnh chi trả hoàn toàn.

Về vấn đề bãi rác thải khó phân hủy như túi ni-lông, nhựa trong khu vực lò đốt rác Cao An mà PV đã ghi nhận taị địa bàn, ông Thành lại khẳng định rằng đã lâu rồi không còn phơi rác thải ni-lông nữa (?). Còn chuyện nước rỉ rác ngấm ra đất và ao hồ gây tiềm ẩn nhiều nguy hại, ông Thành cho biết đã xây tường bao quanh hết rồi, nhưng chuyện nước rỉ rác ngấm ra là chuyện không tránh khỏi.

Một điều đáng nói là khi được hỏi về thông tin cụ thể của lò đốt rác Cao An cùng các giấy phép pháp lý thì ông Thành không cung cấp được, vì lý do chuyên môn và do "mới về làm việc ở vị trí hiện tại nên không nắm được". Trong khi đó, được biết, ông Phạm Văn Thành cũng đã giữ chức Phó Chủ tịch xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vào năm 2015.

Như vậy, giữa thông tin của người dân và chính quyền còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Có hay không chuyện đốt rác vào ban đêm hay chuyện xử lý rác thải công nghiệp khi dân và chính quyền đều thông tin trái ngược nhau? Và câu chuyện về xử lý rác thải nông thôn sẽ còn tiếp diễn phức tạp ra sao tại xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Lò đốt rác công nghệ Nhật Bản hỏng sau 2 năm hoạt động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới