Thứ năm, 25/04/2024 15:51 (GMT+7)

3 doanh nghiệp đề xuất đầu tư KCN hơn 2.800 tỷ tại KKT Nghi Sơn

MTĐT -  Thứ tư, 11/03/2020 11:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thông tin trên vừa được Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa công bố.

3 nhà đầu tư gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Vinfra, Công ty hữu hạn Cổ phần Đầu tư công nghiệp xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) và Công ty TNHH Chuwa Bussan vừa đề xuất đầu tư Dự án hạ tầng khu công nghiệp YIHE - Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Thông tin trên vừa được Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa công bố.

Cụ thể, 3 nhà đầu tư này đã đăng ký đầu tư tại khu công nghiệp số 4 thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn.

Theo đề xuất, nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, sau đó cho thuê lại hạ tầng để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3 nhà đầu tư này đề xuất sử dụng quỹ đất 325ha, tổng mức đầu tư dự kiến 2.875 tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo phương pháp cuốn chiếu đồng bộ để có thể tiếp nhận các dự án đầu tư vào xây dựng.

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Vinfra có địa chỉ tại tầng 6, tòa nhà Việt Á, số 9 phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Doanh nghiệp này chỉ mới 9 tháng tuổi, do ông Nguyễn Trọng Thanh ( sinh năm 1974, quê Thanh Hóa) làm người đại diện. Ngành nghề kinh doanh chính của Vinfra là xây dựng nhà để ở.

Sau 13 năm kể từ ngày thành lập đến nay, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 623 dự án, trong đó có 564 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 147.800 tỷ đồng, 59 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 13.300 triệu USD.

Trong số này, đã có 411 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh toàn bộ hoặc một phần. Một số dự án trọng điểm, quy mô lớn, có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và thu ngân sách của tỉnh này như liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn chính thức hoạt động thương mại từ ngày 23/12/2018. Năm 2018, dự án này đóng góp hơn 8.000 tỷ đồng cho ngân sách; năm 2019, khi hoạt động đạt 65% công suất thiết kế, dự án đóng góp khoảng 12.500 tỷ đồng cho ngân sách.

Tiếp đó là nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 công suất 600 MW do EVN đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định từ năm 2013; nhà máy BOT nhiệt điện Nghi Sơn 2 công suất 1.200 MW do Tập đoàn Marubeni - Kepco đang triển khai vượt tiến độ so với kế hoạch và đã đạt 50% khối lượng, dự kiến cuối năm 2020 sẽ vận hành thương mại.

Khu liên hợp luyện cán thép Nghi Sơn có tổng công suất 7 triệu tấn/năm, đã đi vào hoạt động dây chuyền 1A thuộc giai đoạn I với công suất 600.000 tấn/năm (gồm phôi thép và thép cuộn), còn dây chuyền 1B công suất tương tự sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020.

Khu kinh tế Nghi Sơn ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, điển hình như: Tập đoàn Exxonmobil (Mỹ) nghiên cứu đầu tư dự án tổ hợp hóa dầu Nghi Sơn; Tập đoàn Foxcon (Đài Loan) nghiên cứu đầu tư tổ hợp sản xuất chip điện tử; Tập đoàn Hokuetsu (Nhật Bản) và Tập đoàn Lee&Man nghiên cứu đầu tư dự án tổ hợp sản xuất giấy và năng lượng sinh khối; Tập đoàn hóa chất Đức Giang đầu tư tổ hợp sản xuất hóa, thực phẩm; Tổng công ty Nam Triệu nghiên cứu đầu tư dự án sản xuất thiết bị ngành an ninh và nhiều tập đoàn khác đang nghiên cứu đầu tư.

Đặc biệt, khu kinh tế Nghi Sơn cũng đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung mở rộng từ 18.600ha lên 106.000ha.

Theo Vietnamfinance

Bạn đang đọc bài viết 3 doanh nghiệp đề xuất đầu tư KCN hơn 2.800 tỷ tại KKT Nghi Sơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.