Thứ ba, 19/03/2024 09:28 (GMT+7)

Đề cao công tác bảo vệ Môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Vi Hằng -  Thứ năm, 17/12/2020 15:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ban Quản lý các Khu Chế xuất và công nghiệp TP.HCM đã đưa ra các giải pháp cần thiết để tiến hành các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và công nghiệp TP.HCM đã đưa ra các giải pháp cần thiết để tiến hành các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Những nguy cơ từ Biến đổi khí hậu

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vào cuối thế kỷ 21, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng và GDP có thể tổn thất khoảng 10%. Việc thay đổi nhận thức, lối sống hướng tới một môi trường bền vững, đồng thời chủ động trong công tác dự báo và hành động kịp thời, quyết liệt được xem là có vai trò quyết định trong việc thích ứng, hạn chế thiệt hại do BĐKH. 

 Công trình xử lý nước thải công nghiệp

 Nhiều năm qua, ảnh hưởng của BĐKH rõ nét nhất có thể nhận thấy đó là tần suất và cường độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản, tác động xấu đến môi trường. Lượng mưa lớn, kéo dài, số lượng bão trong năm tăng, hạn hán kéo dài và tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Từ đó, BĐKH đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bởi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.

Còn tại TP.HCM, nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, trong những năm gần đây, nhiệt độ trung bình hàng năm ở TP.HCM đã tăng gấp đôi so với đồng bằng sông Cửu Long. Sự tăng cao về nhiệt độ ở TP.HCM là trùng hợp với sự đô thị hóa tăng tốc ở đây. Sự nóng lên đáng kể đã diễn ra ở TP.HCM, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm trong mùa mưa đã tăng 20oC. Nhiệt độ mặt nước dự báo tăng lên ở biển Đông sẽ làm gia tăng cường độ bão ở gần TP.HCM. Hiện TP.HCM bị ảnh hưởng khoảng 10% tất cả các cơn bão vào Việt Nam. Các cơn bão này mang theo lượng mưa lớn, làm tăng ngập cục bộ và những đợt nước dâng trong bão dọc theo bờ biển TP.HCM gây ngập nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến hạ tầng cơ sở vật chất, đường sá, giao thông, phương tiện, nhà cửa và tài sản… của người dân thành phố. 

Một trong những nguyên nhân gây BĐKH đó chính là hoạt động sản xuất công nghiệp mà cụ thể là việc phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính, sản xuất càng phát triển sẽ dẫn đến chất thải (gồm: khí thải, nước thải, chất thải rắn) phát sinh nhiều hơn và việc xử lý các chất thải này cũng góp phần vào việc tăng lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển. Do đó, hài hòa mối liên hệ giữa phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm và coi trọng vì nó liên quan trực tiếp tới sự phát triển bền vững. 

Do đó, nếu không có một kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu một cách tổng thể, hiệu quả thì nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng sẽ đối mặt những nguy cơ hiện hữu, thiệt hại to lớn ảnh hưởng tới an toàn và ổn định cuộc sống của người dân, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

Hướng đến sự phát triển bền vững

Qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, BQL đã thu hút được hơn 1.260 doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước đầu tư vào 17 KCX - KCN, tạo việc làm cho 271.000 người lao động, đóng góp ngân sách và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhằm đạt mục tiêu chiến lược là phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm mục tiêu phát triển bền vững, các giải pháp mà BQL cần thiết triển khai thực hiện như sau:

1- Nhóm giải pháp thích ứng BĐKH, đảm bảo an ninh nguồn nước: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xả nước thải của các KCX - KCN và các nhà đầu tư thứ cấp; đôn đốc các công ty phát triển hạ tầng KCX - KCN nhanh chóng xây dựng công trình và các giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nước thải kể cả sự cố từ các hệ thống xử lý nước thải tập trung đến sự cố do nước thải của các nhà đầu tư thứ cấp có thể xảy ra; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường, triển khai phần mềm ứng dụng phản ánh môi trường, theo dõi kết quả quan trắc tự động Trạm XLNT tập trung, chủ động phát hiện và ngăn ngừa các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong KCX - KCN và thông tin kịp thời đến người dân khi có phản ánh.

2- Nhóm giải pháp về quản lý chất thải: Đẩy mạnh việc xử lý và tái sử dụng nước thải công nghiệp và sinh hoạt; triển khai ứng dụng sâu rộng sản xuất sạch hơn; khuyến khích các cơ sở tăng cường đổi mới công nghệ theo hướng áp dụng công nghệ cao; tuyên truyền đến các doanh nghiệp trong việc giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

3- Nhóm giải pháp về giảm thiểu khí nhà kính: phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong hoạt động sản xuất như sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng nhiên liệu sinh học; đẩy mạnh thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu phát thải các-bon thấp; tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng; tăng cường, khuyến khích các ngành sử dụng năng lượng thấp, hoặc ứng dụng các công nghệ, thiết bị, máy móc sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng năng lượng phi hóa thạch, phát thải thấp; giám sát và theo dõi tình trạng sử dụng năng lượng của các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn; áp dụng các tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng đối với các sản phẩm, hệ thống nhãn tiết kiệm năng lượng.

4- Nhóm giải pháp tăng cường hấp thụ khí nhà kính: đảm bảo diện tích cây xanh trong mỗi KCX - KCN theo đúng quy hoạch được duyệt; khuyến khích tăng cường các mảng xanh có thể trong khuôn viên các doanh nghiệp như trên tường, mái nhà.

Theo BQL, để có cơ sở pháp lý để thực hiện hiệu quả, cần đưa ngay vào trong quy hoạch chung của thành phố các giải pháp, kế hoạch, mục tiêu giảm phát thải của từng ngành nghề, lĩnh vực phát triển; trong đó cần chú trọng việc nghiên cứu và khuyến khích sử dụng công nghệ thân thiện với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng, hoạt động sản xuất phải gắn liền với công tác bảo vệ môi trường… cũng như Nhà nước phải xây dựng cơ chế chính sách quản lý tổng thể, ban hành các quy định pháp luật có liên quan phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế gắn liền với BVMT trong giai đoạn hiện nay.

Bạn đang đọc bài viết Đề cao công tác bảo vệ Môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gỡ khó trong phát triển khu công nghiệp sinh thái
Theo giới chuyên gia, một số quy định pháp lý về chuyển đổi xanh tại các khu công nghiệp chưa được rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện dự án. Do vậy, Nhà nước cần có hướng và cơ chế ưu đãi cụ thể hơn.
Đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được định hướng trở thành trung tâm logistics quan trọng của cả nước, cần hàng nghìn tỷ đồng đầu tư hạ tầng. Bên cạnh vốn từ ngân sách nhà nước, việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư, huy động là rất cần thiết.

Tin mới

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.
Đặc sắc rừng dó trầm tại Hương Khê, Hà Tĩnh
Cây dó trầm mọc nhiều ở miền núi Hương Khê, nhưng người dân địa phương chỉ nhận ra giá trị của chúng sau khi nhóm người ngoại tỉnh đến mua. Điều này đã khơi dậy sự quan tâm về bảo vệ và phát triển tài nguyên tự nhiên.