Thứ năm, 25/04/2024 15:30 (GMT+7)

Hà Nội công bố Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020

MTĐT -  Thứ ba, 27/03/2018 22:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giai đoạn từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ có 138 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 2.622,91ha.

Chiều 27/3, phát biểu tại buổi công bố Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Sở Công thương thành phố Hà Nội tổ chức, ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, quy hoạch là căn cứ quan trọng để tiến hành việc thành lập, mở rộng cụm công nghiệp và là tiền đề để hình thành mạng lưới các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

“Khi các cụm công nghiệp đi vào hoạt động sẽ thu hút các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra làn sóng mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, bước đột phá trong phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội”, ông Đàm Tiến Thắng nhấn mạnh. 

Hà Nội công bố Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020. Ảnh minh họa: TTXVN.

Theo đó, thành phố Hà Nội quy hoạch 159 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 3.204ha. Dự kiến, tổng nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 49.425 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020 khoảng 34.900 tỷ đồng và giai đoạn từ năm 2021 - 2030 khoảng 14.525 tỷ đồng. 

Giai đoạn từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ có 138 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 2.622,91ha (giữ nguyên, điều chỉnh, mở rộng, hoàn thiện 64 cụm công nghiệp; cho tồn tại nhưng hạn chế phát triển 22 cụm công nghiệp; thành lập mới 52 cụm công nghiệp). Giai đoạn từ năm 2021 đến 2030, mở rộng 5 cụm công nghiệp, xây mới 21 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 536ha. 

Theo Quy hoạch, phía Bắc thành phố Hà Nội gồm các quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược - mỹ phẩm... Phía Nam thành phố gồm huyện Thường Tín và Phú Xuyên, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản; phát triển công nghiệp hỗ trợ... Phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn) ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sinh học, hóa dược - mỹ phẩm, công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới, nano, năng lượng mới... 

Việc quy hoạch các phân khu chức năng được thực hiện theo các điều kiện cụ thể của từng cụm theo phương châm tiết kiệm quỹ đất, nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng hiện hành; khuyến cáo triển khai với các chỉ tiêu định hướng sau: đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp: 65-70%; đất xây dụng các công trình kỹ thuật: 0,5-1%; đất xây dựng trung tâm quản lý điều hành: 0,5-1%; đất xây dựng các công trình giao thông: 10-12%; đất dịch vụ hỗ trợ và cây xanh: 18-21%... 

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu đầu tư vào cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn; tập trung huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn tín dụng; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp theo một đầu mối tổ chức thống nhất, có sự tham gia của các ban, ngành, có trọng tâm, trọng điểm cho từng đối tượng cần thu hút vốn.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội công bố Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.