Thứ sáu, 26/04/2024 02:16 (GMT+7)

Sai phạm tại CCN Liên Hiệp: UBND huyện Phúc Thọ có cố tình bao che?

Sơn Hồng - Tiêu Diệp -  Thứ sáu, 10/05/2019 08:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Hiện nay, CCN Liên Hiệp có 3/4 chủ đất sử dụng sai mục đích đất, thậm chí có trường hợp làm theo kiểu xây dựng trước, xin phép sau”.

Sử dụng "chiêu trò" qua mặt cơ quan chức năng

Được biết, năm 2017, UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án hình thành CCN Liên Hiệp nhằm tập trung phát triển làng nghề, tránh tình trạng phát triển manh mún, nhỏ lẻ tại xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Thế nhưng, khi chưa có quyết định một số chủ đất tại địa phương đã ngang nhiên liên kết với các đơn vị bên ngoài xây dựng nhà xưởng kiên cố cho thuê kiếm lời bất chính.

Mới đây, trong cuộc trao đổi cùng ông Đinh Trọng Bổng – Phó chủ tịch xã Liên Hiệp cho biết: “Họ (các chủ đầu tư-PV) sử dụng đất sai mục đích là đúng, bởi CĐT lén lút dùng hình thức tiểu xảo, tinh vi qua mặt chính quyền để đạt được mục đích riêng. Vì vậy, địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong xử lý sai phạm và vẫn cương quyết chứ không bó tay, do UBND xã không đủ thẩm quyền cưỡng chế theo quy định của pháp luật nên đành chờ chỉ đạo”.

Ông Đinh Trọng Bổng – Phó chủ tịch UBND xã Liên Hiệp thừa nhận các doanh nghiệp dùng "chiêu trò" để qua mặt cơ quan chức năng.

Cụ thể, trên toàn bộ 8,1ha được phê duyệt hình thành CCN Liên Hiệp mới sử dụng gần 4ha cho các hộ gia đình sau: ông Lê Hiền Khanh 5.600m2, ông Đỗ Kim Hoàn 1,5ha, ông Từ Tất Binh 5.900m2, ông Đinh Thế Thắng 5.400m2.

Chỉ rõ về nhiều sai phạm tại đây, ông Bổng thẳng thắn nói: “Hiện nay, CCN Liên Hiệp có 3/4 chủ đất sử dụng sai mục đích đất, thậm chí có trường hợp làm theo kiểu xây dựng trước, xin phép sau”.

Cụ thể nhất, hiện nay ông Đỗ Kim Hoàn được giao 1,5 ha đất tại CCN Liên Hiệp để phát triển kinh tế, nhưng nay ông Hoàn đã liên kết với 4 đơn vị sản xuất mộc, cơ khí, sản xuất bột sắn, làm trạm trộn…khi chưa được phép.

UBND xã yêu cầu xuất trình giấy phép xây dựng, các thủ tục giấy tờ về môi trường, giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy tờ liên danh liên kết sử dụng đất có đủ điều kiện của các đơn vị nhưng ông Hoàn không trình ra được.

Ngoài ra, theo ghi nhận của phóng viên, trong quá trình sản xuất, những đơn vị  hoạt động không đủ điều kiện xả thải trực tiếp mùn, bụi, nước thải công nghiệp ra môi trường.

Liên quan đến trạm trộn Việt Mỹ hoạt động khi chưa đủ thủ tục, ông Bổng cho hay:“Trong thời gian vừa qua trạm trộn vẫn cố tình hoạt động không phép trên đất của ông Hoàn trái quy định của pháp luật. Địa phương sẽ kiên quyết báo cáo đề nghị giải quyết dứt điểm”.

Mới đây nhất, tại quyết định số 368/XPVPHC ngày 5/3/2019, trạm bê tông Việt Mỹ đã bị cơ quan chức năng “sờ gáy” xử phạt hành chính 15 triệu đồng và yêu cầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý về giấy phép xây dựng trong vòng 60 ngày. 

Đối với hộ ông Từ Tất Binh sở hữu 5.900 m2 đất đã tự ý xây dựng cây xăng khi chưa đủ điều kiện. Trong đó, còn 900m2 đất chưa có quyết định thu hồi, giao đất nhưng đã được ông Binh san lấp mặt bằng sử dụng vào mục đích riêng từ năm 2007- 2008 đến nay, trong đó CĐT hoàn thành xong hạ tầng, xây dựng nhà xưởng mới chuyển hồ sơ cho các sở ban ngành?

Chưa có Quyết định giao đất nhưng ông Từ Tất Binh đã xây dựng cây xăng hoạt động nhiều năm.

Vấn đề này ông Bổng chia sẻ: “Toàn bộ hồ sơ đã trình thành phố nhưng duyệt hay chưa thời điểm hiện giờ CĐT cũng chưa gửi lại cho UBND xã”.

Tại sao khi UBND thành phố chưa có quyết định giao đất, cây xăng vẫn được phép hoạt động? Gần một thập kỷ vẫn chưa đủ thời gian để đơn vị này hoàn thiện hồ sơ pháp lý, hay chính quyền đang tạo kẽ hở, làm ngơ trước sai phạm?

Bất chấp pháp luật

Hiện nay, trường hợp của ông Đinh Thế Thắng cũng thể hiện rõ việc CĐT coi thường pháp luật, bởi toàn bộ diện tích 5.400m2 xây dựng để hoạt động sản xuất cơ khí đến nay cấp thẩm quyền chưa chấp thuận.

Quyết định thành lập CCN Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ nêu rõ phát triển công nghiệp làng nghề như may thêu xuất khẩu, mây tre đan, cơ khí chế biến nông sản ít gây độc hại và ô nhiễm môi trường.

Ông Bổng cho hay: “Công trình xây dựng từ năm 2015-2016, chúng tôi đã nhiều lần chỉ đạo máy múc xúc toàn bộ móng, nhưng ông Thắng tiếp tục vi phạm, tinh vi hơn là không xây dựng bằng gạch mà dùng các mố cột, buổi đêm cho xe bồn chở bê tông đổ vào các đế móng, buổi tối cho công nhân xây khung, dựng xưởng sắt”.

“Đã 2 lần chúng tôi tiến hành tháo dỡ, đập tường bao và lập biên bản rồi báo cáo với UBND huyện, đồng thời tổ chức 3,4 hội nghị mà vẫn chưa hướng dẫn được ông Thắng hoàn thành thủ tục pháp lý”, ông Bổng cho hay.

Liên quan đến hệ thống xử lý nước thải tập trung tại CCN Liên Hiệp, ông Bổng cho biết: “CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong quá trình sản xuấtkhí thải xả thẳng ra môi trường,nước thảicông nghiệpchảy thẳng ra hệthống gom nước,mươngchung nhiều năm qua”.

Các doanh nghiệp hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường, chiếm đất... nhiều năm sao chính quyền không “sờ gáy”?

Gần 2 tháng phóng viên liên hệ làm việc với UBND huyện Phúc Thọ nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời cụ thể về hướng xử lý sai phạm. Rõ ràng, bạn đọc có quyền đặt dấu hỏi, liệu UBND huyện Phúc Thọ có cố tình bao che cho sai phạm tại CCN Liên Hiệp?

Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan ban ngành của TP Hà Nội cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt trong những sai phạm tại đây. Không thể vì lợi ích kinh tế trước mắt mà muốn làm gì cũng được. Việc phát triển kinh tế của địa phương là chính đáng nhưng phải chấp hành đúng, đủ các quý định của pháp luật và phải bảo vệ môi trường sống xung quanh. 

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục làm việc với TP Hà Nội về những tồn tại sai phạm tại CCN Liên Hiệp trong suốt thời gian qua. 

Bạn đang đọc bài viết Sai phạm tại CCN Liên Hiệp: UBND huyện Phúc Thọ có cố tình bao che?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.