Thứ sáu, 29/03/2024 06:21 (GMT+7)

Ai đã “xoá sổ” hàng nghìn héc ta đất rừng của dân? (Kỳ 3)

Doãn Kiên -  Thứ năm, 05/07/2018 14:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Không chỉ rừng bị tàn phá mà trong thời gian qua hàng tỷ đồng Nhà nước đã tri trả phí môi trường rừng đã không đến tay các hộ dân nhận khoán. Vì sao vậy?

Lập dự án… “quên" đền bù

Trong bản Dự án khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, huyện Đà Bắc được Chi cục kiểm lâm tỉnh Hoà Bình lập vào tháng 2/2001 là cơ sở để thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh.

Tuy nhiên, trong dự án này đã không có một dòng đề cập đến việc hàng nghìn ha đất của người dân đã được Nhà nước giao khoán và cấp giấy CNQSD đất nằm trong dự án.

Chính vì vậy, dự án cũng phớt lờ luôn đến phương án đền bù, hỗ trợ người dân theo quy định của pháp luật.

Người dân bên bản đồ quy hoạch của Dự án 

Tuy nhiên, dự án vẫn có phương án tổ chức khoán cho 612 hộ dân của 4 xã (Tân Pheo, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Đoàn Kết) nhận bảo vệ lâu dài và giao khoán đất trống, đồi trọc cho các hộ trồng rừng, trồng cây công nghiệp, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân với mức khoán bình quân là 2,8ha/hộ.

Cùng mức tiền hỗ trợ là 300 nghìn/hộ để mua vật tư, giống cây trồng các loại. Nhưng đến nay đã gần 20 năm người dân vẫn chưa nhận đất cũng như tiền hỗ trợ.

Tiếp đến, ngày 15/10/2001, tỉnh Hoà Bình đã ra Quyết định số 1649/QĐ-UB về việc phê duyệt dự án Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh.

Quyết định này nêu rõ ngoài đất lâm nghiệp còn có cả đất nông nghiệp 30,8 ha và đất ở 50,2ha. Tổng số vốn đầu tư của dự án là 4,5 tỷ đồng (thời điểm 2001).

Cùng với đó là Quyết định số 40 ngày 11/01/2002 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc thành lập Ban Quản lý Khu thiên nhiên Phu Canh thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hoà Bình (số lượng 17 người).

Như vậy, trên cơ sở dự án được duyệt và các quyết định của UBND tỉnh Hoà Bình đã “bỏ quên” một phần quan trọng đó là đền bù, hỗ trợ hàng trăm hộ đã được giao khoán rừng từ năm 1996 theo Nghị định 02/CP để ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống.

Điều này đã đẩy hàng trăm hộ dân mất đất sản xuất, cuộc sống vô cùng khó khăn, nhiều người đã phải bỏ bản làng phiêu bạt khắp nơi kiếm kế sinh nhai.

Cận cảnh rừng bị tàn phá

Dân mất đất, mất rừng

Sau hơn 10 năm thành lập Khu bảo tồn thì đến ngày 14/01/2014, tỉnh Hoà Bình mới ra Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh.

Trong đó nêu rõ: Giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho Ban quản ký Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh quản lý sử dụng 5.105 ha đất rừng tự nhiên đặc dụng tại 4 xã huyện Đà Bắc (Đồng Ruộng 1.601 ha; Tân Pheo 1.005 ha; Đồng Chum 1.508 ha; Đoàn Kết 917 ha), thời hạn sử dụng lâu dài.

Vị trí, ranh giới đất được xác định theo các trích lục địa chính khu đất tỉ lệ 1/10.000 kèm theo Tờ trình số 364/TTr-STNMT ngày 30/12/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trong quyết định này cũng nêu rõ: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Đà Bắc bàn giao đất cho Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh.

Trao giấy chứng nhận và quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh.

Công văn này đã được gửi tới Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, Chủ tịch các xã Đồng Ruộng, Đồng Chum, Đoàn Kết, Tân Pheo và Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh để làm căn cứ thi hành.

Như vậy, năm 2014 tất cả các cơ quan chức năng từ tỉnh, huyện đến xã đều biết việc cấp đất này và trong diện tích đó vẫn có đất của dân đã được cấp GCNQSD chứ không như lời các cán bộ tỉnh, huyện đã trả lời không biết khi làm việc với PV và cũng không thông báo gì tới người dân.

Một trong những GCNQSD đất được tỉnh giao cho Ban quản lý Khu bảo tồn

Câu hỏi mà dư luận đặt ra là chưa thu hồi thì dựa trên cơ sở nào để UBND tỉnh ký quyết định giao đất cho Ban quản lý Khu bảo tồn. Điều này có liên quan gì đến việc Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh bị tàn phá, người dân mất đất sản xuất và phí bảo vệ môi trường hàng tỷ đồng mà Nhà nước trả cho người dân đã đi đâu?

Không chỉ rừng bị tàn phá mà trong thời gian quahàng tỷ đồng Nhà nước đã tri trả phí môi trường rừng đã không đến tay các hộ dân nhận khoán rừng. Tỉnh Hoà Bình còn ra Quyết định số 42 ngày ngày 14/01/2014 “xoá sổ” hàng nghìn héc ta đất của dân.

Sự việc tiếp diễn như thế nào? Mời bạn đọc đón đọc bài tiếp: Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hay “bảo tàn”!?

Bạn đang đọc bài viết Ai đã “xoá sổ” hàng nghìn héc ta đất rừng của dân? (Kỳ 3). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.