Thứ sáu, 29/03/2024 05:07 (GMT+7)

Mỗi năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật

MTĐT -  Thứ ba, 07/08/2018 08:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo số liệu điều tra của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong.

Là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực như gạo, cà phê, chè… và nước ta cũng là một trong những quốc gia  sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất thế giới.

Theo Viện Môi trường Nông nghiệp, mỗi năm chúng ta sử dụng khoảng 100 tấn hóa chất bảo vệ thực vật. Thuốc bảo vệ thực vật bắt đầu sử dụng ở nước ta từ những năm 1950 với khoảng 100 tấn. 40 năm sau, lượng thuốc BVTV ở Việt Nam đã tăng gấp 150 lần. Sau khi xóa bỏ sản xuất nông nghiệp tập thể từ đầu những năm 1980, tốc độ tăng trưởng của thuốc BVTV càng dữ dội hơn. 

Mỗi năm chúng ta sử dụng khoảng 100 tấn hóa chất bảo vệ thực vật.

Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng đến năm 2013 đã lên tới 1.643 hoạt chất. Nếu như trước năm 1985 khối lượng hóa chất bảo vệ thực vật dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần.

Hầu hết thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trên 90% thuốc bảo vệ thực vật được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, còn có một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu chưa kiểm soát được.Qua những con số trên cho thấy, Việt Nam là một trong số những nước có lượng tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật rất lớn.

Một số người làm sản xuất nông nghiệp vì sợ mất năng suất và lợi nhuận thu được đã lạm dụng thuốcbảo vệ thực vậtsai quy định

Các loại thuốc bảo vệ thực vật mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc đã lạc hậu. Tình trạng thuốc giả, nhái và thuốc nhập lậu tràn lan trên thị trường. Quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, một số người làm sản xuất nông nghiệp vì sợ mất năng suất và lợi nhuận thu được đã lạm dụng thuốcbảo vệ thực vậthoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vậtsai quy địnhvới lượng thuốc sử dụng rất lớn, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn lưu.

Việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất sản xuất nông nghiệp cũng như hệ sinh thái tự nhiên của đồng ruộng, làm cho đất sản xuất ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng.

Những loại thuốc trừ sâu có tàn dư độc cao không những tiêu diệt côn trùng có lợi trong môi trường mà còn làm ô nhiễm nguồn nước, đất, gây hại cho sức khỏe con người khi sử dụng nguồn nước này. 

Bên cạnh đó, người dân hoàn toàn không có ý thức xử lý lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn lại trên vỏ bao bì. Thói quen xả thải bừa bãi các vỏ chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật là nguồn tiềm ẩn nguy hiểm gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất ở các vùng nông thôn.

Căn cứ vào số lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hàng năm thì môi trường Nông nghiệp Việt Nam có khoảng từ 150 - 200 tấn thuốc từ bao bì thải loại vào đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường.

Nếu sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nếu sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính, làm bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan cho người sử dụng. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...); gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch...
 
Nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong.    
 
Nguyên nhân nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là do không khí bị ô nhiễm thuốc, da và quần áo dây dính thuốc, do thuốc vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống, trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, thời gian phun thuốc quá lâu, máy bơm thuốc bị rò rỉ hoặc bị hỏng, vệ sinh cá nhân kém.Mức nhiễm độc tùy thuộc vào lượng chất độc xâm nhập vào trong cơ thể, độc tính của từng loại thuốc và trạng thái sức khỏe của người khi tiếp xúc với chất độc.
 
Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định các địa phương là các đơn vị quản lý bể chứa, khu vực lưu chứa trực tiếp thu gom hoặc ký hợp đồng hoặc huy động sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Để hạn chế ô nhiễm môi trường ở nông thôn, một trong những biện pháp quan trọng là tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nhằm phát hiện và xử lý nghiêm những cơ sở kinh doanh sai qui định, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, có độc tính cao; ngăn chặn thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng tung ra thị trường...

K.A

Bạn đang đọc bài viết Mỗi năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.