Thứ sáu, 26/04/2024 03:38 (GMT+7)

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi không khí bị ô nhiễm?

MTĐT -  Thứ bảy, 10/02/2018 06:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước thực trạng môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, bạn đã biết cách bảo vệ mình và người thân khỏi những tác hại mà nó gây ra chưa?

Ô nhiễm không khí là nỗi ám ảnh chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, sự gia tăng của các phương tiện giao thông, sự phát triển của các khu công nghiệp, khí thải sinh hoạt cũng khiến bầu không khí ô nhiễm, nhất là tại các thành phố lớn và có tốc độ đô thị hóa nhanh như Hà Nội, TP. HCM.

Ô nhiễm không khí được hiểu đơn giản nhất là do tình trạng gia tăng quá nhiều, thậm chí vượt ngưỡng của khói, bụi, đặc biệt là CO2, CO, chì và các hóa chất độc hại khác do xe máy, xe hơi, phương tiện giao thông, các nhà máy, khu công nghiệp thải ra.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, khoảng 6,5 triệu người chết có liên quan đến ô nhiễm không khí hàng năm. Trung bình cứ 10 người trên thế giới thì có 9 người sống ở nơi không khí không đủ sạch cho sức khỏe của con người.

Môi trường không khí tại Hà Nội cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng - Ảnh: Internet.

“Tình hình thực sự rất nghiêm trọng. Bạn không nên thở hít thở loại không khí có thể giết chết bạn”, Maria Neira, giám đốc Cục Y tế Công cộng, Môi trường và Yếu tố xã hội về Sức khỏe của WHO, cho biết.

Sự thay đổi các thành phần trong không khí cũng chính là tác nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và ung thư phổi.

Đối với người dân ở nhiều nơi trên thế giới, việc chịu đựng ô nhiễm không khí là điều không thể tránh khỏi. Họ không thể di chuyển ra khỏi thành phố, nơi khói bụi phủ kín tới tận đường chân trời. Nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do ô nhiễm không khí gây ra.

Đeo khẩu trang hoạt tính khi ra ngoài đường

Nếu sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề, lúc nào bạn cũng cần thủ sẵn cho mình chiếc khẩu trang hoạt tính. Chúng sẽ giúp làm giảm số lượng các chất ô nhiễm bạn hít phải, ngăn ngừa các vấn đề về đường thở như ngứa cổ họng, khó thở, thở khò khè, ho...

Đeo khẩu trang hoạt tính là một giải pháp giúp bạn giảm thiểu những ảnh hưởng do ô nhiễm không khí gây ra - Ảnh minh họa: Internet.

Bảo vệ mắt

Không chỉ bảo vệ đường hô hâp, việc không khí bị ô nhiễm cũng tác động đến mắt, nếu không được bảo vệ cẩn thận, mắt có thể bị ngứa, khô, dị ứng. Vì vậy, để giảm tác hại của không khí ô nhiễm, bạn nên đeo kính râm khi đi ra ngoài. Sau khi về nhà, sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm sạch và khử trùng mắt.

Nếu các chất ô nhiễm đã xâm nhập vào mắt, tránh dụi mắt trực tiếp. Thay vào đó, bạn nên rửa mắt bằng nước sạch, đắp một miếng gạc mát để giảm kích ứng và sử dụng thuốc nhỏ mắt.

Tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi tối

Khi hoạt động thể chất, bạn sẽ thở sâu và nhanh hơn, tăng nguy cơ tiếp xúc nhiều hơn với các chất ô nhiễm.

Ngoài ra, không khí bị ô nhiễm cao nhất vào giữa buổi, dưới ánh nắng mặt trời cao. Vì vậy, bạn nên tập thể dục khi thời tiết ngoài trời mát mẻ, hoặc tập luyện trong nhà, giúp bạn tránh tiếp xúc quá nhiều với không khí bẩn.

Tránh tới những nơi không khí bị ô nhiễm

Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, nếu không có việc gì quan trọng, bạn nên hạn chế ra ngoài. Hạn chế tới những khu vực thường bị ô nhiễm như đường đông đúc, khu công nghiệp hoặc sống gần đường cao tốc, đường lớn.

Việc cố gắng không đi bộ hoặc tập thể dục dọc theo những đường phố đông đúc có thể giúp bạn tránh khỏi không khí ô nhiễm thải ra từ các phương tiện giao thông, Ed Avol, giáo sư y học dự phòng lâm sàng tại Đại học Southern California, Mỹ, cho biết.

Avol lưu ý rằng, vào thời điểm mức độ ô nhiễm không khí cao, nơi tốt nhất cho sức khỏe là ở trong nhà với một chiếc điều hòa không khí được trang bị bộ lọc. Bạn cũng nên hạn chế hoạt động để tránh thở gấp.

Duy trì lượng không khí sạch trong nhà

Nếu bạn không thể cải thiện được môi trường không khí bên ngoài thì ít nhất cũng nên chú ý đến chất lượng không khí trong nhà. Một số chất ô nhiễm ngoài trời, như các hạt mịn và ozone, có thể xâm nhập vào nhà. Ngoài ra, còn có các chất ô nhiễm khác từ khói thuốc lá, khói lò sưởi, độ ẩm quá mức, sản phẩm gia dụng, vật liệu xây dựng...

Hãy lau dọn nhà cửa và hút bụi thường xuyên vì ngay cả khi bạn đóng kín cửa thì bụi bẩn vẫn luôn len lỏi trong không khí.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ - Ảnh: Internet.

Một trong những nơi dễ phát sinh mùi và nấm mốc nhất là bếp, vì vậy hãy để bếp luôn sạch sẽ. Đừng quên giữ vệ sinh phòng bếp bằng cách rửa bát ngay sau bữa ăn, cất thức ăn vào trong hộp kín, lau bàn hay sàn bếp sạch sẽ và tránh lưu trữ rác thực phẩm quá lâu.

Ngoài ra, hạn chế để các phương tiện đi lại trong nhà bởi các loại bụi bẩn bám trên xe có thể dễ dàng "xâm nhập" vào không khí nhà.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi không khí bị ô nhiễm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.