Thứ bảy, 20/04/2024 16:59 (GMT+7)

Nghi vấn rác sinh hoạt trộn lẫn rác thải y tế ở BVĐK Nông Nghiệp

Khánh An -  Thứ sáu, 10/11/2017 13:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo quy định của Bộ Y tế về quản lý chất thải y tế nguy hại, rác thải y tế nếu được bỏ chung với rác thải sinh hoạt thì toàn bộ số rác thải sinh hoạt này phải được xử lý như chất thải y tế.

Theo quyết định 43/2007/QĐ-BYT quy định trong chương 4, điều 14 về thu gom chất thải rắn trong cơ sở y tế đã nêu rõ: “Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.”

Thế nhưng, khi PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử “mục sở thị” tại bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp (Km13 + 700 quốc lộ 1A, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) thì chứng kiến cảnh các nhân viện vệ sinh môi trường ở đây thu gom rác thải có rất nhiều bất cập...

Rác thải y tế nguy hại bỏ lẫn vào thùng đựng rác thải sinh hoạt

Những túi rác thải y tế nguy hại đựng trong túi bóng màu vàng đầy ứ, được bỏ lẫn lộn giữa thùng rác y tế sinh hoạt màu xanh rất nổi bật và dễ nhìn thấy. Thùng rác sinh hoạt màu xanh này nằm ngay giữa đường đi lối lại của bệnh viện thế nhưng các bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện chẳng ai ý kiến gì.

Phải chăng vấn đề rác thải này chỉ là trách nhiệm của mỗi nhân viên vệ sinh môi trường nên các y bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp không cần quan tâm để ý.( !?)

Mỗi nhân viên thu gom rác thải tại bệnh viện đều được qua tập huấn và hướng dẫn, rác thải y tế màu vàng đựng trong thùng đựng rác màu vàng và không được bỏ quá vạch đen ¾ ngoài thùng. Còn rác thải sinh hoạt màu xanh đựng trong thùng đựng rác màu xanh, không được bỏ lẫn lộn giữa rác thải y tế và rác thải sinh hoạt.

Tuy nhiên, các nhân viên môi trường tại bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp lại ngang nhiên bỏ lẫn lộn vào nhau để chở về kho lưu giữ chất thải y tế và sinh hoạt trong khuôn viên bệnh viện.

Những túi rác sinh hoạt màu xanh đựng chung với rác thải y tế màu vàng trong thùng đựng rác thải y tế, rồi túi rác thải y tế màu vàng lại bỏ vào thùng xanh đựng rác thải sinh hoạt.

Rác sinh hoạt bỏ vào thùng đựng rác thải y tế

Nếu như rác thải sinh hoạt đã để lẫn lộn cùng rác thải y tế như vậy rồi thì phải xử lý như xử lý rác thải y tế, và phải bỏ vảo kho lưu giữ chất thải y tế. Nhưng nhân viên vệ sinh môi trường tại bệnh viện đa khoa Nông nghiệp lại vẫn phân chia rác sinh hoạt từ thùng rác y tế bỏ vào kho lưu giữ chất thải sinh hoạt. Liệu rằng như thế có dễ làm lây lan chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện. (!?)

Trao đổi với PV, Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn – Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hải bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp cho biết: “Bên bệnh viện ký hợp đồng với công ty ICT về thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt và y tế từ các phòng bệnh về nơi lưu giữ. Còn ký hợp đồng xử lý chất thải y tế với công ty Urenco 10, theo hợp đồng thì 2 ngày họ đến lấy 1 lần”.

“Rác thải y tế tại bệnh viện thì phân loại tại nguồn rồi, sau đó thì có nhân viên vận chuyển xuống kho lưu giữ chất thải y tế và sinh hoạt nằm ở phía cuối bệnh viện. Và khâu vận chuyển lấy rác từ nơi phát sinh xuống nhà lưu giữ được bệnh viện ký hợp đồng với công ty Vệ sinh công nghiệp ICT Việt Nam”.

Bác sĩ Hải khẳng định: “Bệnh viện rất hay kiểm tra giám sát về vấn đề rác thải trong bệnh viện, tuy nhiên do lực lượng mỏng nên không phải lúc nào cũng đi kiểm tra hết được nên đôi khi vẫn có sơ sót do nhân viên ICT làm ẩu nên mới xảy ra vấn đề như em (PV) thấy”.

Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện đa khoa Nông nghiệp cũng chia sẻ: "Đúng là ở bệnh viện này công nhân vệ sinh hay có kiểu vận chuyển như thế, anh bắt gặp anh đã xử lý và yêu cầu họ chuyển hết rác thải sinh hoạt bỏ lẫn lộn vào thùng đựng rác y tế và xử lý như rác thải y tế, như vậy mới đúng quy định.

Anh đã nhiều lần ý kiến với các nhân viên môi trường và cả giám đốc công ty ICT, đã cho nghỉ việc một quản lý của công ty này rồi. Nếu tình trạng này cứ xảy ra như này chắc bên anh lập biên bản gửi cho giám đốc công ty và yêu cầu xử lý và bồi thường”.

Quyết định xử phạt hành chính của Công an TP Hà Nội đối với bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp

 Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hải cũng cho biết thêm: “Bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp cũng mới bị cảnh sát môi trường xử phạt hành chính vào cuối tháng 7 do xả nước thải NH4+ - Nab vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép 1,37 lần, với mức phạt là 90 triệu đồng”.

Mặc dù có báo cáo đánh giá tác động môi trường, khu xử lý nước thải y tế riêng nhưng bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp vẫn bị xử phạt về xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường. Không những thế vấn đề thu gom vận chuyển rác thải từ nơi phát sinh về kho lưu giữ do bệnh viện ký kết với công ty ICT cũng còn nhiều bật cập, rác y tế và rác sinh hoạt lẫn lộn vào nhau.

Liên quan đến vấn đề trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – GĐ Hãng Luật TGS LawFirm. Luật sư Tuấn cho biết: “Tác hại khi rác y tế bị trộn vào rác thải sinh hoạt là mầm bệnh sẽ lây lan trong môi trường; bơm kim tiêm dính HIV, bông băng của người bệnh viêm gan B, khiến người thu gom rác có nguy cơ bị lây nhiễm; phân của bệnh nhân chứa vi trùng tả, lỵ, thương hàn sẽ rơi vào nguồn nước, thực phẩm gây dịch bệnh; hóa chất, chất phóng xạ cũng có thể rơi ra môi trường gây nguy hiểm cho con người…

Việc nhân viên bệnh viện không phân loại mà chung các loại chất thải y tế với nhau là trái với nguyên tắc phân loại chất thải y tế Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

 “Điều 6. Phân loại chất thải y tế

  1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:
  2. a) Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
  3. b) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa;
  4. c) Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.”.

Thiết nghĩ, bệnh viện ĐK Nông Nghiệp nên có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hơn về vấn đề này, để tránh tình trạng rác sinh hoạt thu gom bị lẫn lộn rác y tế dẫn đến các dịch bệnh, lây nhiễm dễ dàng hơn. 

Đồng thời các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra xử lý những bất cập đang tồn tại tại đây.

Bạn đang đọc bài viết Nghi vấn rác sinh hoạt trộn lẫn rác thải y tế ở BVĐK Nông Nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ