Thứ ba, 19/03/2024 12:35 (GMT+7)

Tiềm ẩn nhiều nguy hại từ chất thải y tế đang được 'thả nổi'

Khánh An -  Thứ ba, 28/11/2017 07:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời gian qua tại Hải Dương ô nhiễm môi trường từ các cơ sở y tế ngày càng bức xúc. Nhiều cơ sở xả thải chưa qua xử lý ra môi trường, chất thải rắn y tế qua lò đốt gây ô nhiễm ảnh hưởng đến người dân

Mới đây của Sở Tài nguyên & Môi trường Hải Dương cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 847cơ sở y tế, gồm: 25 bệnh viện, 16 trung tâm y tế; 265 trạm y tế cấp xã và 541 phòng khám, trạm y tế cơ quan, dịch vụ y tế. Nhưng hiện chỉ mới có 14 bệnh viện được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, 6 bệnh viện được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.

Các trung tâm y tế, trạm y tế cấp xã đều chưa thực hiện nội dung lập đề án, kế hoạch hoặc cam kết bảo vệ môi trường, cho hoạt động khám, chữa bệnh và dịch vụ y tế. Hằng năm, các bệnh viện trong tỉnh phát sinh khoảng 263 tấn chất thải y tế rắn nguy hại.

Trong đó, các đơn vị đã chuyển giao xử lý 173 tấn, tự xử lý khoảng 85 tấn bằng cách đốt trong các lò đốt Chuwastar, gần 5 tấn chất thải tồn lưu.

Mặc dù vậy, việc xử lý chất thải y tế bằng công nghệ đốt trong lò Chuwastar còn nhiều hạn chế, chính vì vậy đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Lò đốt rác thải y tế tại một số bệnh viện huyện

Theo đánh giá của lãnh đạo, Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Dương, nguyên nhân dẫn đến việc đốt chất thải y tế bằng lò Chuwastar không đảm bào là do: Vỏ lò đốt Chuwastar được làm từ thép, buồng đốt không có vật liệu chịu nhiệt, được làm mát bằng nước. Chất thải y tế nguy hại khi đốt sẽ phát sinh một số loại khí làm ăn mòn kim loại, vỏ lò nhanh han gỉ, buồng đốt sơ cấp dễ bị bục dẫn đến hỏng két nước làm mát, hỏng kim phun dầu.

Bên cạnh đó, ống khói của lò thường thấp, không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Hầu hết lò đốt đều được lắp đặt gần khu dân cư hoặc các khoa, phòng của bệnh viện. Một số lò đốt trong quá trình vận hành đã phải nhiều lần sửa chữa, thay thế thiết bị gây tốn kém chi phí cho đơn vị vận hành. Quá trình đốt tốn nhiều dầu. Một số chất thải y tế khó đốt, phải đốt nhiều lần như chất thải từ quá trình lọc thận, chất thải có độ ẩm cao.

Quy trình vận hành lò đốt chưa bảo đảm do người vận hành chủ yếu kiêm nhiệm, chưa được đào tạo kỹ thuật. Nhiều lò đốt sử dụng tiết kiệm nhiên liệu để giảm chi phí nên hiệu quả xử lý không cao, dễ phát sinh khói, mùi khó chịu. Một số bệnh viện đã phải trang bị thêm máy ép bỉm, máy nghiền thủy tinh để nghiền lại tro, chai lọ thuốc thủy tinh giúp thuận tiện cho việc chôn lấp, hóa rắn hoặc lưu giữ.

Ngoài ra, kết quả quan trắc khí thải ống khói của lò đốt tại một số bệnh viện cho thấy một số thông số vượt quy chuẩn môi trường cho phép như ni-tơ tổng, amoni, COD, BOD, Coliform.

Rác thải y tế sau khi đốt qua lò đốt được đổ ra môi trường

Chính vì hoạt động không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường… nên nhiều cơ sở đã phải dừng hoạt động đốt chất thải y tế từ lò đốt Chuwastar, chuyển giao chất thải cho những đơn vị đủ chức năng để xử lý.

Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra của cơ quan chuyên môn, chức năng tỉnh Hải Dương thì nhiều cơ sở y tế, trong quá trình chuyển giao xử lý, hầu như chưa lập sổ bàn giao chất thải để ghi chép số lượng và loại chất thải các đợt chuyển giao trong tháng theo quy định.

 Giải quyết bất cập về xử lý chất thải y tế, của các cơ sở y tế tỉnh Hải Dương cần vào cuộc quyết liệt, nhanh chóng, không thể để nơi chăm sóc sức khỏe cho người dân lại là nơi phát sinh ra dịch bệnh.

Bạn đang đọc bài viết Tiềm ẩn nhiều nguy hại từ chất thải y tế đang được 'thả nổi'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái chú trọng bảo vệ môi trường y tế
Thực hiện xử lý chất thải, góp phần hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong các bệnh viện và tạo môi trường xanh, sạch, đẹp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, ngành y tế tỉnh Yên Bái đã chú trọng quản lý chất thải tại các cơ sở y tế.
Khánh Hòa: Một cái Tết ấm áp bên những người bệnh nghèo
Gần Tết, các bệnh viện ở Khánh Hòa sôi động với các hoạt động thiện nguyện. Các tổ chức và mạnh thường quân không chỉ tặng quà mà còn tổ chức sân chơi, chuyến xe đưa bệnh nhân về quê, mang lại niềm vui và hy vọng cho họ trong cuộc chiến với bệnh tật.

Tin mới