Thứ sáu, 19/04/2024 18:58 (GMT+7)

Vi phạm Luật Bảo vệ môi trường ở TTYT: Xử phạt hay né tránh?

NHÓM PV -  Thứ tư, 12/06/2019 11:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chi cục BVMT cho biết, hành vi không đóng gói bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa không phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định có thể bị xử phạt đến 90 triệu đồng.

Theo ghi nhận của PV, hiện nay trong khi có những cơ sở y tế đang làm tốt công tác quản lý chất thải y tế thì vẫn còn nhiều đơn vị chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Nhiều trung tâm y tế lưu giữ chất thải y tế nguy hại quá thời  gian quy định, đóng gói, bảo quẩn chất thải y tế nguy hại không phù hợp hay lưu giữ chất thải y tế nguy hại ngoài trời.

Liên quan đến thực trạng đáng buồn này, mới đây Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội đã có văn bản trả lời Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Theo đó, ông Ngô Thái Nam – Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết:

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT/BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải y tế: Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một biện pháp xử lý; Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.

Nơi lưu giữ chất thải y tế nguy hại của Bệnh viện Nam Thăng Long.

Về thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm: Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở không quá 2 ngày trong điều kiện bình thường.

Trong trường hợp lữu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8 độ C, thời gian lưu giữ tối đa là 7 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 5kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 3 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín; tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 1 lần/ngày.

Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20 độ C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 2 ngày.

Nơi lưu giữ chất thải y tế tại Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ chưa đảm bảo.

Văn bản trả lời cũng chỉ rõ, việc quy định thời gian lưu giữ chỉ áp dụng đối với chất thải nguy hại lây nhiễm. Mặt khác tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; quy định Chính phủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm định kỳ 6 tháng báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy tại cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản riêng hoặc kết hơp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ khi chưa chuyển giao. Do vậy với chát thải nguy hại mà không phải chất thải u tế nguy hại có thể lưu giữ tại cơ sở tối đa 6 tháng.

Ông Nam cũng cho hay: Điểm c Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế; quy định khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xửu lý như chất thải lây nhiễm. Mặt khác tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu cũng quy định chất thải rắn công nghiệp thông thường, sinh hoạt phải được phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại, trường hợp không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.

Ngoài ra đối với công tác quản lý chất thải về sinh hoạt, UBND Thành phố cũng đã giao Sở Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố; phân cấp, giao trách nhiệm cho UBND các quận, huyện trong công tác thực hiện duy trì vệ sinh môi trường trong toàn bộ phạm vi địa giới hành chính UBND cấp huyện theo quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016.

Sở Xây dựng cũng thường xuyên chỉ đạo đơn vị vận hành bãi chôn lấp, nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt kiểm tra, giám sát các xe vận chuyển rác thải về xử lý, nếu phát hiện xe chở rác thải sinh hoạt lẫn rác thải nguy hại khác thì kiên quyết không cho xe vào bãi, đồng thời thông báo cho đơn vị vận chuyển để xử lý kịp thời.

Để giải quyết tình trạng trên ngoài việc tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm, áp dụng các chế tài xử phạt để răn đe, thì việc quan trọng hơn cả vẫn là cần thường xuyên tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ và nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế; tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của cán bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng về việc quản lý chất thải tại các cơ sở y tế.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội: Tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 155/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi không phân định, phân loại, xác định đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại để quản lý theo quy định; hành vi không đóng gói bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa không phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định bị xử phạt 90 triệu đồng (đối với tổ chức).

Chất thải y tế nguy hại được bỏ trong túi nilon màu xanh, đen, trắng bở ngay dưới nền đất là thực trạng diễn ra tại TTYT huyện Quốc Oai.

Quy định đã quá rõ, chế tài xử phạt cũng có, như vậy với những vi phạm trong công tác quản lý chất thải y tế nguy hại đang diễn ra tại một số trung tâm y tế mà PV đã phản ánh thì Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ có hướng xử lý như thế nào đối với những đơn vị này?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Vi phạm Luật Bảo vệ môi trường ở TTYT: Xử phạt hay né tránh?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...