Thứ năm, 28/03/2024 22:16 (GMT+7)

Xây dựng bệnh viện không rác thải nhựa

MTĐT -  Thứ hai, 30/09/2019 07:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thực hiện Chỉ thị 08 của Bộ Y tế, Bệnh viện K đã triển khai các hoạt động nhằm hạn chế rác thải nhựa.

Triển khai nhiều giải pháp

Trong quá trình khám, chữa bệnh cũng như hoạt động hàng ngày của các nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế và các hoạt động chuyên môn y tế làm phát sinh rác thải nhựa như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất... Trong đó, đa số chất thải nhựa là các túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần để bao gói, sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt, phòng, chữa bệnh.

Nhận biết được điều này, Bệnh viện K đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực như: Thay vì sử dụng các vật dụng bằng nhựa một lần đã hướng đến sử dụng các loại vật liêu thân thiện với môi trường như túi giấy, ly giấy, ly thủy tinh… góp phần hạn chế thấp nhất rác thải nhựa.

CBNV Bệnh viện K đều cam kết hướng đến sử dụng các túi bóng làm bằng vật liệu hữu cơ.

ThS.BS Trần Thị Tuyết Mai – Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn (KSNK, Bệnh viện K) chia sẻ: “Sau khi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế phát động việc giảm thiểu rác thải nhựa, BV đã tổ chức ký kết và quán triệt lãnh đạo chủ chốt các Khoa/Phòng để giảm thiểu rác thải nhựa trong BV.

Tổ chức họp với các Khoa, Phòng liên quan tập huấn cho bộ phận điều dưỡng trưởng để tuyên truyền cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bên cạnh đó, với những túi đựng rác, bệnhviện đang tiến đến sử dụng những túi đựng đều là vật liệu tự tiêu hủy được.....”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trung bình mỗi ngày, bệnh viện phát sinh hàng tấn chất thải nói chung. Trong đó có số lượng lớn là rác thải nhựa. Bám sát sự chỉ đạo trên của BGĐ, lãnh đạo và tập thể Khoa KSNK đã cùng nhau tìm hướng giải quyết, hạn chế chất thải nhựa từ ngay trong việc sinh hoạt hằng ngày của bản thân.

Khoa tuyên truyền và làm tốt việc phân loại chất thải tái chế. Đơn cử như các vỏ chai nước uống đã không bị vứt lẫn chất thải khác để mang đi chôn lấp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.

Mặt khác, trong các suất ăn hằng ngày cung cấp cho người bệnh và nhân viên y tế, đã quán triệt nhà ăn không dùng các loại cốc nhựa, bát và hộp nhựa dùng một lần, mà thay thế bằng đồ có thể tái sử dụng như khay cơm inox, bát sứ, đũa inox...

Đã và đang tiến đến, sử dụng phổ cập các phương tiện phòng hộ cá nhân trong quá trình làm việc bằng giấy, cao su thay cho vật liệu nhựa... Tại các buổi họp của Bệnh viện, mỗi chỗ ngồi đều được bố trí cốc thủy tinh, cốc sứ để uống nước rót từ bình, thay cho các chai nhựa đựng nước suối, kèm ống hút như lâu nay.

Bên cạnh đó, sẽ kiến nghị lắp đặt thêm các cây nước lọc tinh khiết tại hàng lang phòng bệnh, giúp bệnh nhân và người nhà mang theo bình inox, cốc thủy tinh lấy nước, hạn chế mua chai nước nhựa; tuyên truyền để các đơn vị từ thiện cấp xuất ăn miễn phí tại bệnh viện để họ trực tiếp phát cho bệnh nhân và người nhà qua các cặp lồng và đồ dùng tái chế được.

Giám sát việc thực hiện

Bác sĩ Trần Thị Tuyết Mai cho biết thêm: Để thực hiện tốt hơn Chỉ thị 08 của Bộ Y tế, thời gian tới, Khoa KSNK với nhiệm vụ là đơn vị thường trực của BV K sẽ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp cùng lúc. Trong đó đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của chính Khoa và các đơn vị khác.

Bệnh viện K đã chủ động thực hiện việc giảm thiểu chất thải nhựa

Ngoài ra, sẽ giám sát việc thực hiện. Nếu đơn vị nào thực hiện kém hiệu quả, hay không chủ động thực hiện sẽ kiến nghị BGĐ bệnh viện xử phạt. Còn các đơn vị có ý tưởng thực hiện tốt sẽ tổ chức tuyên dương, khen thưởng để nhân rộng mô hình trong toàn BV.

Thường xuyên tổ chức những buổi hội nghị để tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bệnh viện cũng như sự phối hợp tham gia của người bệnh, người nhà người bệnh không sử dụng các sản phẩm ly nhựa, hộp nhựa sử dụng một lần; đồng thời bố trí nguồn nhân lực để duy trì việc kiểm tra, giám sát tại các đơn vị trong bệnh viện.

Song hành với đó, tập thể Khoa KSNK với chức năng, nhiệm vụ được giao, sẽ tiếp tục tiến đến xây dựng một đơn vị vững mạnh, gồm những định hướng cụ thể như: Xây dựng một trung tâm tiệt khuẩn (CSSD) đạt tiêu chuẩn; Tiếp tục xây dựng các quy định, quy trình trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo hướng dẫn của Bộ y tế và phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện;

Tăng cường công tác giám sát và kiểm tra về kiểm soát nhiễm khuẩn; Giám sát, phát hiện và theo dõi các ca nhiễm khuẩn bệnh viện, kịp thời đưa ra các biện pháp can thiệp; Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công theo đúng chức năng, nhiệm vụ của khoa.

Trước đó, thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về xây dựng môi trường bệnh viện xanh-sạch-đẹp, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, BVđã triển khai nhiều hoạt động như: trồng thêm cây xanh trong khuôn viên bệnh viện, kê thêm ghế ngồi chờ tại các khu vực có cây xanh, bóng mát cho người nhà bệnh nhân; bố trí các chậu cây cảnh tại các khoa, phòng và khu vực chờ khám...

Đồng thời, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các khu vực có đông bệnh nhân, người nhà bệnh nhân qua lại...Riêng nhà vệ sinh bệnh viện tại nhiều Khoa, Phòng còn có dép đi, xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn...

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng bệnh viện không rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái chú trọng bảo vệ môi trường y tế
Thực hiện xử lý chất thải, góp phần hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong các bệnh viện và tạo môi trường xanh, sạch, đẹp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, ngành y tế tỉnh Yên Bái đã chú trọng quản lý chất thải tại các cơ sở y tế.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.