Thứ sáu, 19/04/2024 12:00 (GMT+7)

Y Tế Cao Bằng: Khó khăn trong xử lý chất thải nguy hại

MTĐT -  Thứ sáu, 20/03/2020 17:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kiểm soát chất thải nguy hại luôn là vấn đề “nóng”, bởi nếu không được quản lý, xử lý tốt, sẽ gây ra những mối hiểm họa không nhỏ cho môi trường và sức khỏe con người.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân cũng được nâng lên, phong phú, đa dạng hơn. Từ đó số lượng, quy mô của các cơ sở y tế cũng gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân.

Bên cạnh những mặt tích cực mà các cơ sở y tế đem lại trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân thì quá trình hoạt động của các cơ sở y tế cũng xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ việc chất thải y tế ngày càng gia tăng. Chất thải y tế và chất thải nguy hại (CTYTNH) hiện đang trở thành vấn đề cấp bách của cả nước nói chung và tại tỉnh Cao Bằng nói riêng.

Ngày 18/7/2017, để đánh giá công tác quản lý chất thải y tế và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới, Sở Y tế cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị về công tác quản lý chất thải y tế và xin ý kiến đóng góp cho Dự thảo Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2025.

TTYT Trà Lĩnh: dầu thải + nước rửa phim không có biện pháp xử lý, không nắp đậy không biển cảnh báo; lò đốt có hiện tượng xuống cấp.

Theo nội dung báo cáo, trên địa bàn tỉnh, tổng số chất thải y tế (cả nguy hại và thông thường) phát sinh khoảng 3.800 kg/ngày, trong đó CTYTNH có khoảng 550kg/ngày; khối lượng CTYTNH phát sinh từ các nguồn thải nhỏ trong tỉnh là 150 kg/ngày.

Để xử lý chất thải y tế lây nhiễm, các đơn vị y tế trong tỉnh được đầu tư lò đốt chất thải rắn y tế 2 buồng của hãng Chuwatstar Nhật Bản, được đặt trong khuôn viên bệnh viện để xử lý trực tiếp lượng chất thải rắn y tế lây nhiễm phát sinh. Còn chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại có chứa thành phần hóa học - gây độc tế bào thì được phân loại thu gom, lưu giữ và thuê đơn vị đủ điều kiện tiếp nhận xử lý.

Tuy nhiên thực hiện TTLT 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT trong công tác quản lý và xử lý chất thải y tế và CTYTNH vẫn còn nhiều mặt tồn tại và khó khăn như: một số cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế, công tác phân loại, thu gom chất thải y tế chưa theo đúng quy định tại một số đơn vị y tế; Các kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường của các đơn vị được phê duyệt đã lâu nên hiện nay một số nội dung không còn phù hợp; công tác đầu tư, sửa chữa nâng cấp, vận hành cho công tác xử lý chất thải còn chưa thật sự được quan tâm chú trọng.

TTYT Hà Quảng: Lọ thuốc thủy tinh đựng trong túi - thùng mầu xanh; thùng đựng rác y tế lây nhiễm không lót túi.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Bảy - Giám đốc Trung Tâm Y Tế huyện Trùng Khánh cho biết: “Hiện nay chúng tôi gặp khó khăn trong việc xử lý chất thải nguy hại có thành phần hóa học, một phần do trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không có đơn vị nào đủ điều kiện được cấp phép xử lý nhóm chất thải này, đặt vấn đề thuê các đơn vị tỉnh khác họ đòi chi phí cao và không muốn lên vì một đơn vị chất thải phát sinh rất ít. Nhiều lần bệnh viện cũng đã báo cáo đề xuất xin ý kiến Sở cho hướng dẫn xử lý. Nhưng đến nay vẫn không thấy Sở có ý kiến gì, Bệnh viện chỉ biết tiếp tục lưu trữ thôi”.

TTYT Hòa An: Rác lây nhiễm lưu giữ chung với chất thải nguy hại hóa học; lượng lớn chất thải nguy hại hóa học (nước rửa phim) chưa có biện pháp xử lý.

Giám đốc Lương văn Nam - Trung Tâm Y Tế huyện Nguyên Bình chia sẻ: “Là huyện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng. Người dân còn nghèo hầu như đi khám và điều trị bệnh đều bằng bảo hiểm, vì thế nguồn thu bệnh viện rất thấp. Trong khi kinh phí dành cho công tác đầu tư công nghệ, thiết bị, vận hành, rồi việc duy tu sửa chữa phục vụ cho công tác môi trường là rất lớn. Trong tỉnh không có đơn vị nào đủ điều kiện thu gom xử lý rác y tế tái chế và rác nguy hại có thành phần hóa học. dẫn đến việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại”.

Thiết nghĩ, để công tác xử lý chất thải y tế và chất thải nguy hại được vận hành và xử lý đúng quy định. Rất mong các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chú trọng hơn trong công tác quản lý, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải. Đồng thời cần có sự vào cuộc, phối hợp tích cực, đồng bộ, hiệu quả của các cấp, các ngành tỉnh Cao Bằng để công tác quản lý chất thải y tế nói chung và chất thải nguy hại nói riêng được xử lý triệt để đúng quy định. Góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân.

Bạn đang đọc bài viết Y Tế Cao Bằng: Khó khăn trong xử lý chất thải nguy hại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Trần Lan- Thùy Dung

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?